3. Giao tiếp tự tin: Hãy thử tăng âm lượng giọng nói, nở một nụ
cười thân thiện, chia sẻ thẳng thắn... để xua tan lo lắng, sợ hãi, giúp
tâm trạng thư thái thoải mái trong lần đầu gặp mặt.
4. Coi nhẹ thất bại: Khi bắt đầu thương thảo, nếu luôn nóng lòng
mong đạt được mục đích, “dục tốc bất đạt”, vội mong thành công sẽ
khiến các nhân viên bán hàng hoảng loạn, không phát huy được thực
lực vốn có. Trong lần gặp đầu tiên, đừng quá căng thẳng, hãy tự nhủ
nhiệm vụ hàng đầu là tạo dựng mối quan hệ với khách, xây dựng nền
tảng cho những lần gặp sau. Từ đó, bạn sẽ có đủ điềm tĩnh để bàn
chuyện với đối tác.
Kinh nghiệm thực tế
Khi tiếp xúc với khách hàng, những nhân viên bán hàng mới
thường hồi hộp và mất bình tĩnh đến mức chỉ nghĩ đến việc tháo
chạy. Thật ra chỉ cần quyết không lùi bước, khơi dậy dũng khí bất
chấp mọi việc để hoàn thành mục tiêu thì nhất định sẽ thành công.
Chỉ bằng cách đó, họ mới dốc lòng tiếp xúc với khách hàng, thuyết
phục họ chấp nhận sử dụng sản phẩm của mình.
18: Giữ thái độ lạc quan, không dễ dàng bỏ cuộc
R
ất nhiều người bán hàng sau khi bỏ ra không ít nỗ lực mà vẫn
chưa đạt được kết quả gì sẽ bắt đầu cảm thấy thất vọng, nản chí, và
nảy sinh ý định bỏ cuộc. Bán hàng là một công việc đòi hỏi sự nhẫn
nại và ý chí kiên cường. Sự chiến thắng luôn nằm ở những nỗ lực cuối
cùng của bạn. Chúng ta nên chuẩn bị tâm lý để đối diện với những
thử thách phía trước. Người bán hàng xuất sắc luôn kiên trì theo đuổi
mơ ước của mình đến cùng, là người khi những kẻ khác đã ngả mũ
đầu hàng, vẫn dũng cảm chiến đấu. Joe Girard đã từng nói “Có người
trở nên thành công do bị bức ép. Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người công
nhận họ thành công bởi sự vững chí, không ngừng theo đuổi thành
công. Thực tế, ý chí kiên cường chính là sự đảm bảo cho chiến thắng.”
Có những người bản tính vốn bi quan, làm việc gì cũng nghĩ đến
tình huống xấu nhất. Trước khi làm bất cứ việc gì đều viện dẫn vô số
lý lẽ để bào chữa cho sự thất bại.
Trên thực tế, thất bại gây phiền nhiễu và ngăn trở bạn trên con
33