Ngoại trừ những không gian lớn như phòng ngủ, nhà hàng, khu
vui chơi khiến khách hàng thấy thoải mái, những dịch vụ nhỏ nhặt
khác cũng khiến khách cảm thấy vô cùng hài lòng. Ví dụ, khách sạn
có quy định các phục vụ tầng phải thuộc tên của khách mỗi phòng
trong buổi sáng đầu tiên và chào họ bằng tên mỗi khi gặp mặt.
Thậm chí, sau nhiều năm không tới ở khách san, khách hàng vẫn
nhận được thư từ khách sạn gửi đến “Ngài X thân mến, chúc ngài
sinh nhật vui vẻ! Đã 5 năm rồi ngài không lui tới, toàn thể nhân viên
khách sạn chúng tôi đều rất nhớ ngài.”
Đây chính là bí quyết thành công của khách sạn Đông Phương.
Coi trọng khách hàng, đem đến cho họ sự phục vụ chu đáo nhất, tạo
nên môi trường và không khí sảng khoái để níu chân khách hàng.
Người bán hàng cũng nên nỗ lực trong phương diện này bằng
cách lợi dụng nhân tố hoàn cảnh để gây ảnh hưởng có lợi. Môi
trường có tác dụng rất lớn đối với việc kinh doanh nên việc mang đến
sản phẩm chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý thôi không đủ, thay vào
đó cần bổ sung bầu không khí trang nhã, gần gũi để duy trì và phát
triển mối quan hệ.
Tóm lại, không khí và môi trường là một chi tiết rất quan trọng
trong bán hàng. Một môi trường tốt và bầu không khí thoải mái sẽ
giúp dẫn lối cho sự phát triển theo hướng tích cực của quá trình bán
hàng.
Kinh nghiệm thực tế
Khi bị khách hàng từ chối, hãy dùng tình cảm để làm thay đổi
suy nghĩ của họ. Dùng sự nhiệt tình, tỉ mỉ và thành khẩn để đối đãi
với khách hàng. Dù bị từ chối, nhân viên bán hàng cũng nên mỉm
cười cảm ơn họ thay vì có thái độ lạnh nhạt thờ ơ.
56