động; khi làm việc không tính đến hậu quả; gặp khó dễ buông tay. Khi
làm ăn với những khách hàng này, cần nắm bắt được sự thiếu khôn
ngoan, thói quen mua hàng của khách để tranh thủ lợi ích lớn nhất.
Nhưng đừng xem khách hàng như tên ngốc, nếu khiến họ phật lòng,
hậu quả sẽ khôn lường.
3. Khách hàng ưa dùng những món nhiều dầu mỡ như xào, rán có
tính cách nhiệt tình, ưa mạo hiểm, muốn làm nên nghiệp lớn nhưng
nếu gặp phải trở ngại sẽ thoái chí bỏ cuộc. Nếu muốn tiêu thụ một
mặt hàng mới, dịch vụ mới, thì những người này là lựa chọn số một
của bạn.
Ngoài ra, người bán hàng có thể dựa vào cách ăn của khách để
nhận biết tính cách của họ:
1. Những khách hàng ăn chậm rãi từ tốn: thường được giáo dục
khá tốt. Đa phần họ là những người trầm tính, làm việc gì cũng để ý
đến căn nguyên, nhưng lại là người thiếu tinh thần mạo hiểm. Khi
giao tiếp cùng những khách hàng này, nhân viên cũng cần thể hiện
mình là một người có học, đưa ra những số liệu thực tế. Có như vậy
mới chiếm được lòng tin của họ.
2. Ăn nhanh, ngấu nghiến: là những người hấp tấp nóng vội, làm
gì cũng hùng hổ, thường có thói quen xem xét mọi việc không chu đáo
trước khi làm. Khi làm ăn với những khách hàng này, người bán hàng
một mặt cần hiểu được nhu cầu bức thiết của khách hàng, đồng thời
nên tuần tự tuân theo từng bước để đem đến cho khách sự phục vụ
khiến họ hài lòng nhất.
3. Khách hàng ăn nhiều: Họ thường rất tằn tiện, luôn hy vọng
dùng ít tiền nhất để mua được món đồ tốt nhất. Khi bàn chuyện làm
ăn với kiểu khách này, người bán hàng phải giữ lập trường, chỉ làm
mọi thứ trong khả năng, đừng nên nhượng bộ.
Kinh nghiệm thực tế
Tính cách một con người biểu hiện qua muôn vàn phương diện.
Quy cách ăn là một trong số đó. Người bán hàng nên nắm chắc điểm
đột phá này, nắm vững chuẩn xác tính cách của khách hàng để mở
đường cho mối quan hệ làm ăn của mình.
70