vòng tròn theo cách cậu đã dạy mình và gọi vòng tròn đó là “bổn phận của
mình “. Mình nói:
“Nếu ta cứu được toàn bộ vòng tròn này ta sẽ được cứu rỗi. bằng không
ta sẽ rồi đời”. Vậy mà bên trong vòng tròn đó, là năm mươi vạn người Hy
Lạp!
Mình đi về các tỉnh, các làng, tập hợp tác cả những người Hy Lạp, viết
những bản tường trình, gửi điện tín, cố vận động các quan chức của chúng
ta ở Athens gửi tầu thuyền, lương thực, quần áo, thuốc men và chuyển
những con người khốn khổ ấy về Hy Lạp. Nếu như hăng hái và ngoan
cường tranh đấu là hạnh phúc, thì mình đang hạnh phúc. Chẳng hiểu là
mình có may cắt hạnh phúc theo vóc người của mình không – nói theo
ngôn từ của cậu. Cầu trời là có, bởi vì nếu vậy mình ắt là một con người có
tầm vóc lớn lao. Mình những muốn phát triển tầm vóc của mình tới mức có
thể làm cho mình hạnh phúc, theo mình nghĩ; nghĩa là tới những đường
biên giới xa nhất của Hy Lạp. Nhưng thôi, lý thuyết như thế là đủ rồi! Cậu
đang nằm trên bãi biển Crete của cậu nghe tiếng biển và tiếng đàn santuri –
cậu có thì giờ, còn mình thì không. Mình ngụp trong hành động và mình
lấy thế làm vui thích. Hành động, sư phụ nằm ì của tôi, hành động, không
có sự cứu chuộc nào khác đâu.
” Thực ra, đề tài suy tưởng của mình rất đơn giản và nhất phiến. Mình
nghĩ những cư dân này của Pontus và Caucasus, những nông dân vùng
Kars, các thương nhân lớn, nhỏ ở Tbilissi, Batum, Novo Rossisk, Rostov,
Odessa và Crưm đều là đồng bào ta, họ cùng một dòng máu với ta; đối với
họ, cũng như đối với ta, thủ đô Hy Lạp là Constantinople. Tất cả chúng ta
có chung một thủ lĩnh. Người gọi thủ lĩnh đó là Odyssus, kẻ gọi là
Consantinos Palaeoiogos ([40]) không phải là người đã bị giết dưới chân
thành Byzamtium mà là người kia, nhân vật huyền thoại đã hóa thành đá
cẩm thạch và vẫn còn đứng sừng sững đợi Thiên Thần Tự Do. Lỗi phép
cậu, mình gọi vị thủ lĩnh đó là Acritas ([41] ). Mình thích cái tên ấy hơn;