---o0o---
4. Khuyên nên giữ lòng thành kính
* Nhập đạo nhiều môn, chỉ do chí hướng mỗi người mà thâm nhập một
môn, trọn chẳng có một pháp nhất định. Nhưng nhất định phải: 1. Thành. 2.
Cung kính. Hai điều này dù cho tất cả chư Phật tận đời vị lai đều xuất thế cả
vẫn chẳng thể khác được. Chúng ta đã là phàm phu sát đất muốn mau tiêu
nghiệp lụy, mau chứng Vô Sanh, chẳng dốc sức vào hai việc này thì ví như
cây không rễ lại mong tươi tốt, chim không cánh lại mong bay lên, có được
hay chăng?
* Thế tục đọc sách tuyệt không kính nể. Sáng dậy, chẳng buồn rửa ráy,
súc miệng. Ði tiêu xong chẳng thèm gột rửa. Hoặc còn bỏ sách nơi giường,
ghế, hoặc làm gối lót đầu để đêm ngủ đọc luôn, bỏ chung với đồ lót, áo
quần. Sách nào đặt trên bàn để đọc thì bỏ lẫn lộn với các vật khác, xem lời
hiền thánh như mớ giấy cũ nát. Hoàn toàn không có ý chăm chút, không
mảy may kính trọng.
Thậm chí những sách coi chơi của phụ nữ những nhà thư hương đều là
kinh truyện, tôi tớ những nhà giàu có lau chùi đồ đạc đều dùng [những tờ
giấy có in chép] văn chương. Bao thứ khinh nhờn khó lòng thuật tỉ mỉ. Thói
tệ tích tập đã lâu, quen mắt chẳng quan tâm đến. Nếu chẳng chỉ rõ họa
phước, chắc chắn khó tránh lỗi khinh nhờn. Chưa được ích gì, đã mắc lỗi lớn
trước! Thương những kẻ vô tri ấy nên phải chỉ dạy trước.
* Một pháp niệm Phật thật rất giản dị, rất rộng, rất lớn, nhưng phải khẩn
thiết chí thành đến cùng cực mới hòng cảm ứng đạo giao, được lợi ích thật
sự ngay trong đời này! Nếu lười nhác, biếng trễ, không mảy may kính nể, dù
gieo được viễn nhân, vẫn mắc tội khinh nhờn chẳng thể tưởng tượng nổi.
May ra được sanh vào cõi trời, cõi người, quyết khó lòng cao dự hải hội.
Ðối với tượng Phật nên tưởng như đức Phật thật, chẳng được coi
giống như gỗ, đất, đồng, sắt v.v... Kinh điển chính là thầy của tam thế
chư Phật, là Pháp Thân xá-lợi của Như Lai, cũng nên xem như Ðức Phật
thật sự, chẳng được coi như giấy mực. Lúc đối trước kinh tượng, hãy nên
như trung thần thờ thánh chúa, như con hiếu đọc di chúc. Làm được như