thế, không nghiệp chướng nào chẳng tiêu, không phước huệ nào chẳng
đủ!
Hiện tại, hàng sĩ đại phu học Phật rất nhiều, nhưng đa số chỉ đọc kinh
văn, hiểu ý nghĩa, dùng đó để phô phang ngoài miệng hòng được tiếng là
bậc thông gia mà thôi. Còn như cung kính, chí thành, y giáo tu trì, thật khó
có được một ai!
Tôi thường nói: “Muốn hưởng lợi ích thật sự từ Phật pháp, phải cầu nơi
cung kính. Có một phần cung kính sẽ tiêu được một phần tội nghiệp, tăng
một phần phước huệ. Có mười phần cung kính sẽ tiêu được mười phần tội
nghiệp, tăng mười phần phước huệ. Nếu chẳng cung kính đến nỗi khinh mạn
thì tội nghiệp càng tăng, phước huệ càng giảm. Buồn thay!”
* Lễ, tụng, trì, niệm, các thứ tu trì đều phải lấy thành kính làm chủ. Nếu
thành kính đến cùng cực thì công đức như trong kinh nói: Còn ở địa vị phàm
phu chưa thể viên đắc, nhưng sở đắc cũng đã khó nghĩ khó bàn! Nếu không
thành kính, có khác chi hát tuồng, những trò khổ, sướng, buồn, vui đều là giả
trang, chẳng phát xuất từ bên trong. Dù có công đức, cũng chẳng thể vượt
quá cái phước si ám của cõi nhân thiên đó thôi. Nhưng do cái si phước ấy ắt
sẽ tạo ác nghiệp, cái khổ tương lai có lúc nào xong?
* Nói đến thành, nói đến cung kính, lời lẽ ấy cả thế gian đều biết, nhưng
đạo lý này cả thế gian đều mê muội. Ông X. nọ do tội nghiệp sâu nặng,
mong tội nghiệp tiêu trừ để báo ân Phật, thường tìm cầu những khuôn mẫu
tu trì tốt đẹp của cổ đức. Nhờ đó, ông biết rằng Thành và Cung Kính thật là
bí quyết cực diệu để siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Vì thế, ông
thường cùng kẻ hữu duyên nhắc đi, nhắc lại điều này.
* Ðối với việc xem kinh, nếu muốn làm pháp sư để tuyên dương cho đại
chúng thì hãy đọc kinh văn trước, tiếp đó xem các chú sớ. Nếu tinh thần
chẳng sung túc, kiến giải chẳng hơn người, chớ có mất công nhọc nhằn tâm
lực, uổng phí năm tháng.
Nếu muốn tùy phận được lợi ích thật sự, phải chí thành khẩn thiết thanh
tịnh tam nghiệp. Hoặc trước hết phải đoan tọa chốc lát, lắng định thân tâm,
rồi mới lễ Phật, đọc ra tiếng; hoặc chỉ im lặng xem. Hoặc lễ Phật xong, đoan
tọa chốc lát, sau đó mới mở kinh [ra xem]. Cũng phải thân đoan nghiêm,
ngồi ngay ngắn như đối trước thánh dung, đích thân lắng nghe viên âm,
chẳng dám manh nha một niệm biếng nhác, chẳng dám khởi một niệm phân