biệt. Ðọc một loạt từ đầu đến cuối, dù là văn hay nghĩa đều nhất loạt chẳng
dùng lý lẽ để hiểu.
Ðọc kinh như thế, người lợi căn đối với mỗi mỗi Không lý sẽ lãnh ngộ
được, chứng pháp Thật Tướng; còn kẻ căn cơ độn kém cũng tiêu trừ được
nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ. Lục Tổ nói: “Ðãn khán Kim Cang
kinh, tức năng minh tâm kiến tánh”(chỉ xem kinh Kim Cang liền có thể
minh tâm kiến tánh) là nói về cách xem kinh như trên đây, cho nên bảo là
“đãn” (chỉ). Kinh Ðại Thừa đều có công năng minh tâm kiến tánh, chứ nào
phải mình kinh Kim Cang?
Nếu cứ một mực phân biệt câu này nghĩa như thế nào, đoạn này nghĩa là
gì thì toàn là thuộc về phàm tình, vọng tưởng, xét đoán, suy lường, làm sao
ngầm phù hợp với ý Phật, lãnh ngộ trọn vẹn ý kinh; nhân đó, nghiệp chướng
tiêu diệt, phước huệ tăng cao cho được? Nếu biết cung kính thì còn gieo
được chút thiện căn. Nếu cứ làm giống hệt như cách đọc sách Nho của kẻ
học rộng sẽ thành hạng người vướng phải tội khinh nhờn sừng sững như
non, thăm thẳm như vực, dùng nhân lành chiêu lấy quả ác vậy.
Cổ nhân chuyên trọng nghe kinh vì tâm chẳng thể khởi phân biệt. Như
có người đọc kinh ra tiếng, một người khác ở cạnh nhiếp tâm lắng nghe mỗi
chữ, mỗi câu cho thật phân minh. Tâm kẻ ấy chuyên chú, chẳng dám duyên
theo hết thảy thanh sắc bên ngoài. Nếu chỉ hơi phóng túng liền bị đoạn tuyệt
ngay, chẳng quán thông nổi văn nghĩa!
Người tụng có kinh văn để nương theo, chẳng phải dốc trọn tâm, nhưng
cũng phải tụng cho rõ ràng vì người nghe chỉ nhờ vào tiếng tụng. Nếu người
tụng phóng túng một chút liền thành đứt đoạn. Nếu nghe được như thế, công
đức bằng với công đức của người chí thành, cung kính tụng. Nếu người tụng
chỉ thiếu cung kính đôi chút thì công đức khó bằng nổi kẻ nghe.
Người đời nay xem kinh Phật như giấy cũ. Trên án kinh để lẫn các tạp
vật. Cầm lấy kinh chẳng rửa tay, miệng chẳng súc sạch, lắc lư thân mình, giở
chân, rung đùi, thậm chí phóng thí
25
, gãi chân, buông lung hết thảy chẳng
kiêng sợ gì, còn hòng xem kinh để được phước, tiêu tội! Chỉ có hạng ma
vương muốn diệt Phật pháp là tán thán, cho là hoạt bát viên dung, là phù hợp
sâu xa với diệu đạo không chấp trước của Ðại Thừa! Hàng Phật tử chân thật
tu hành trông thấy cảnh ấy chỉ còn biết đau xót thầm, nước mắt đầm đìa,
than thở ma quyến hoành hành, chẳng biết làm sao!
Ngài Trí Giả tụng kinh hoát nhiên đại ngộ, lặng lẽ nhập định, nào phải
do tâm phân biệt mà được đâu! Một vị cổ đức chép kinh Pháp Hoa, nhất tâm
chuyên chú liền đạt “niệm cực tình vong”, cho đến lúc trời tối mịt vẫn chép
kinh như thường. Thị giả vào hỏi trời đã tối mịt sao vẫn còn chép, Ngài liền
xòe tay ra, chẳng trông thấy lòng bàn tay. Xem kinh như thế là cũng chuyên