ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 109

nghiệp chướng, phá được phiền hoặc, chứng tam muội, thoát sanh tử. Nếu
coi đó chỉ là đất, gỗ, vàng, tranh vẽ thì tượng cũng chỉ là đất, gỗ, vàng, tranh
vẽ mà thôi! Nếu khinh nhờn đất, gỗ, vàng, tranh vẽ chẳng có lỗi gì, nhưng
nếu khinh nhờn tượng Phật bằng đất, gỗ, vàng, tranh vẽ thì tội tầy trời. Ðọc
tụng kinh Phật, lời Tổ, phải coi như Phật tổ đang hiện diện nói cho ta nghe,
chẳng dám móng khởi chút biếng nhác nào!

Làm được như vậy, tôi bảo người ấy ắt sẽ cao đăng chín phẩm ngay

trong đời này. Nếu không, chỉ là dạo chơi trong pháp môn, bất quá được lợi
ích là biết nhiều, thấy nhiều, nói được rành rẽ, chứ chẳng mảy may thọ dụng
được lợi ích chân thật chi, vẫn chỉ là chuyện nghe bên đường, nói bên lề mà
thôi! Cổ nhân đối với Tam Bảo đều giữ lòng tôn kính thật sự, chứ chẳng chỉ
bàn bạc ơ hờ rồi thôi. Người đời nay miệng còn chẳng buồn bàn đến một
chữ, huống là thực hành ư?


* Ấn Quang thấy những người trích máu chép kinh gần đây chỉ là tạo

nghiệp vì trọn chẳng cung kính. Mỗi lần trích máu, liền trích rất nhiều. Vào
tiết Xuân Thu, qua hai ba ngày máu liền hư thối. Mùa Hạ, để nửa ngày máu
liền tanh hôi, vẫn cứ dùng để chép. Có người còn đem máu phơi khô, mỗi
lần chép liền dùng nước hòa máu khô nghiền ra để chép. Lại còn chép luộm
thuộm, chẳng cung kính mảy may.

Ðúng là trò trẻ con đùa giỡn, chẳng phải là dùng máu để biểu lộ lòng chí

thành, mà chỉ là trích máu chép kinh để đoạt cái danh mình là người chân
thật tu hành thôi!


* Chép kinh chẳng giống như viết tự bình

26

, chủ yếu là dốc tinh thần

vào, chứ chẳng cần xinh khéo. Chép kinh nên như tiến sĩ chép sách. Mỗi một
nét bút chẳng được cẩu thả, viết tắt. Dạng chữ dùng phải là dạng chánh thức.
Nếu tọa hạ

27

viết theo thể loại viết trát là không được. Xưa nay, người ta

hay dùng các thể loại hành thư hay thảo thư để chép kinh, Quang tôi tuyệt
đối chẳng tán thành!


* Người đời nay chép kinh mặc sức ngoáy bút, thật chẳng phải là chép

kinh, chỉ là mượn dịp để luyện chữ đồng thời lưu lại bút tích cho hậu thế đó
thôi! Chép kinh như thế không phải là hoàn toàn vô ích, nhưng chẳng qua
chỉ tạo thành cái nhân đắc độ trong đời tương lai, mà cái tội khinh nhờn
cũng chẳng nhỏ nhặt gì!


* ... (lược bỏ đoạn này không dịch vì Tổ luận về thể loại chữ nên dùng

để chép kinh. Ngài trách một vị cư sĩ khi chép kinh đã nệ cổ, tự tiện sửa đổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.