ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 110

những chữ trong kinh theo lối viết cổ. Thiển nghĩ, đoạn này vô ích đối với
những độc giả không biết chữ Hán, nên không dịch ra)


* Nếu đối với pháp môn Tịnh Ðộ chẳng thể dốc hết một lòng quyết chí

tu trì; đối với việc tuân giữ lòng thành kính, khắc kỷ, giữ lễ cứ muốn cho là
chẳng muốn chấp trước, hòng khéo che đậy những thứ sơ sài, tán loạn,
phóng dật, thì những lợi ích ngài đạt được chẳng giống với cái hiểu biết từ
chỗ thấy hiểu kém cỏi của Quang tôi. Những điều khác trong bộ Văn Sao tạp
nhạp của Quang đã nói đủ cả, nên chẳng dông dài nữa.

Ðối với việc xem kinh, chỉ có cung kính mới được lợi ích thật sự. Nếu

chẳng cung kính, dù có được lợi ích thì lợi ích ấy chẳng qua là nương theo
kinh văn hiểu ý nghĩa, chứ nghiệp tiêu, trí rạng, thầm ngộ tự tâm trọn chẳng
thể cầu may như thế được! Huống hồ còn đeo cái lỗi khinh nhờn chẳng thể
nói hết nổi được! Ðây chính là bệnh chung của cả thế gian, thật là buồn đau,
khóc hận, thở dài sườn sượt vậy!


* Chẳng thể lập riêng nghi thức lễ Phật cho người cực bận. Chỉ chí

thành, khẩn thiết, miệng xưng Phật hiệu, thân lễ chân Phật, cứ thành kính
như Phật đang hiện diện là được!


* Chẳng thể lễ bái xá lợi, chẳng thể thân cận tùng lâm, cũng chẳng sai

sót gì! Cốt sao trông thấy tượng Phật liền tưởng như đức Phật thật; thấy kinh
Phật, lời Tổ, tưởng Phật, tưởng Tổ đang đích thân giảng dạy cho mình. Chí
cung chí kính, chẳng lười nhác, chẳng xao nhãng chính là suốt ngày thấy
Phật, suốt ngày thân cận chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư, thiện tri thức, xá lợi, tùng
lâm.


* Tri thức gởi vải trắng cho biết đến năm Nhâm Ngọ sẽ in. Ðiều này tội

lỗi đến mức cùng cực, bởi lẽ đã sử dụng danh hiệu Bồ Tát một cách điếm
nhục, khinh nhờn đến mức cùng tột. Huống hồ có nơi còn khinh miệt ngồi
lên nữa. Năm Quang Tự thứ 20, tôi từng thấy một lần ở Phổ Ðà, năm 21 ở
chùa A Dục Vương lại thấy. Tôi lấy làm lạ, than cùng điện chủ điện Xá Lợi.
Ông bảo: “Ðấy là phong tục của vùng Ninh Ba”. Tôi tự thẹn mình không có
sức để ngăn ngừa thói tục xấu ác này. Nếu như Quang tôi là chủ nhân một
phương ắt sẽ đến nơi thanh minh lỗi hại của việc này, ngõ hầu những người
có tín tâm chỉ được lợi ích, chẳng mắc điều tổn hại ấy!


* Hết thảy tôn kinh Ðại Thừa Hiển Mật đức Ðại Giác Thế Tôn đã nói

đều dạy lý vốn duy tâm, đạo hợp Thật Tướng, khắp ba đời chẳng đổi, cả
mười cõi cùng tuân trở về nguồn, quay lại cội, là đạo sư của chư Phật, dẹp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.