của pháp môn này phát xuất từ thệ nguyện muốn cho những căn cơ hạ liệt ấy
đều mau chóng hưởng được lợi ích lớn của đức Như Lai. Lợi ích ấy nằm ở
chỗ cậy vào Phật từ lực. Phàm những người giảng Thiền nếu chưa nghiên
cứu kỹ Tịnh tông, chưa có ai không coi pháp này là thiển cận rồi khinh
thường. Nếu nghiên cứu kỹ Tịnh tông ắt sẽ cạn kiệt lòng thành, tận hết sức
lực hoằng dương, há nào chấp mãi vào những lý luận Quyền - Thật, Tiệm -
Đốn để tự mình lầm, làm người khác lầm nữa ư?
* Nói đến Thủ - Xả (lấy - bỏ) là ước trên Thật Nghĩa rốt ráo mà
nạn (“nạn” tức là cật vấn, bắt bẻ), chẳng biết rằng: không Thủ không Xả rốt
ráo chỉ là chuyện sau khi đã thành Phật! Nếu chưa thành Phật, còn đang
trong giai đoạn “đoạn Hoặc chứng Chân” thì đều thuộc về Thủ - Xả cả! Đã
chấp nhận chuyện thủ - xả “đoạn Hoặc chứng Chân”, sao lại chẳng chấp
nhận chuyện thủ - xả “bỏ Đông lấy Tây, lìa cấu giữ tịnh”?
Đối với pháp Tham Thiền thì thủ - xả đều là sai, nhưng đối với một pháp
Niệm Phật, thủ - xả lại là đúng. Một đằng chuyên suy xét tự tâm, một đằng
kiêm nhờ vào Phật lực. Kẻ kia chẳng xét đến duyên do của từng của pháp
môn, lầm đem pháp Tham Thiền phá pháp Niệm Phật; vậy là hiểu lầm ý mất
rồi!
Vô thủ - xả vốn là đề hồ, nhưng niệm Phật mà cũng muốn không thủ - xả
thì không thủ - xả bèn thành thuốc độc! Mùa Hạ dùng Cát Căn
35
, mùa Đông
khoác áo Cừu, khát uống, đói ăn, chẳng sai trái gì, cũng chẳng thể cố chấp
được! Chỉ cốt sao chọn lấy điều thích nghi thì được lợi ích chẳng bị trở ngại
gì!
* Coi “bỏ Đông lấy Tây” là sanh diệt tức là chẳng biết rằng “chấp Đông
phế Tây” chính là đoạn diệt! Chưa chứng Diệu Giác, có ai là không lấy - bỏ?
Tam kỳ
36
luyện hạnh, trăm kiếp tu nhân, thượng cầu, hạ hóa, đoạn Hoặc
chứng Chân, không sự nào chẳng phải là lấy - bỏ đó sao? Phải biết rằng: đức
Như Lai muốn cho hết thảy chúng sanh mau chứng Pháp Thân và Tịch
Quang cho nên Ngài mới đặc biệt khuyên trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây
Phương.
* Một chuyện Tham Thiền nói dễ dàng sao! Cổ nhân như ngài Triệu
Châu Thẩm thiền sư, xuất gia từ nhỏ, đến hơn tám mươi tuổi vẫn hành cước,
nên mới có bài tụng rằng:
Triệu Châu bát thập do hành cước,
Chỉ vị tâm đầu vị tiễu nhiên.
(Triệu Châu tám chục còn hành cước,
Do bởi cõi lòng chửa lặng không!)