ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 149

những địa vị sau đó, càng cao càng thù thắng, cho đến địa vị thứ bốn mươi
mốt là Đẳng Giác! Vì thế nói là: “Đời sau làm Phật, Tổ!”


* “Không Thiền, có Tịnh Độ; vạn người tu vạn về; nếu được thấy Di Đà,

lo gì chẳng khai ngộ” là có người tuy chưa minh tâm kiến tánh, nhưng quyết
chí cầu sanh Tây Phương. Do trong kiếp xưa, Phật từng phát đại thệ nguyện
nhiếp thọ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu chúng sanh thật sự có thể như
con nhớ mẹ, chí thành niệm Phật sẽ cảm ứng đạo giao, liền được nhiếp thọ.
Người tận lực tu Định Huệ cố nhiên được vãng sanh, nhưng kẻ ngũ nghịch
thập ác, lâm chung bị sự khổ bức bách, phát lòng hổ thẹn lớn lao, xưng niệm
danh hiệu Phật hoặc tới mười tiếng, hoặc chỉ một tiếng rồi liền lâm chung,
cũng đều được Phật hóa thân tiếp dẫn vãng sanh. Chẳng phải là “vạn người
tu, vạn người về”
hay sao?

Kẻ ấy tuy niệm Phật chẳng bao nhiêu, nhưng do cực kỳ mãnh liệt nên

đạt được lợi ích lớn lao như thế, chớ nên so sánh nhiều ít với những kẻ niệm
Phật hời hợt, qua loa! Đã sanh về Tây Phương, thấy Phật nghe pháp, dù có
nhanh chậm bất đồng, nhưng đều đã cao dự dòng thánh, vĩnh viễn chẳng
thoái chuyển, tùy theo căn tánh cạn hay sâu, là Tiệm hay Đốn mà chứng các
quả vị. Đã được chứng quả, cần chi phải nói đến khai ngộ nữa! Vì thế
nói: “Nếu được thấy Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ!”


* “Có Thiền không Tịnh Độ, mười người chín chần chừ, ấm cảnh nếu

hiện tiền, chớp mắt đi theo nó”: Người tuy triệt ngộ Thiền tông, minh tâm
kiến tánh, nhưng Kiến Tư phiền hoặc chẳng dễ đoạn trừ, phải qua nhiều
duyên rèn luyện để trừ sạch không còn sót gì mới có thể thoát khỏi phần
đoạn sanh tử. Với kẻ chẳng đoạn được chút gì thì chẳng cần bàn đến nữa!
Dù cho đoạn đến mức còn một mảy phiền não chưa trừ sạch thì vẫn hệt như
cũ: khó tránh nổi luân hồi lục đạo! Biển sanh tử sâu thăm thẳm, nẻo Bồ Đề
xa vời vợi, còn chưa về được nhà đã mạng chung. Trong mười người đại
triệt đại ngộ, chín người đã như thế; cho nên nói “mười người chín chần
chừ”
(thập nhân cửu ta lộ).

Ta là “ta đà”, thông thường nói là “đảm các” (chần chừ). “Ấm cảnh” là

“trung ấm thân cảnh”, tức là các cảnh hiện ra bởi các nghiệp lực thiện ác
trong đời này và bao kiếp. Khi cảnh này hiện, trong khoảng chớp mắt sẽ theo
nghiệp lực thiện hay ác nào mạnh mẽ nhất đi thọ sanh trong đường thiện hay
ác, chẳng mảy may tự chủ được; như người mắc nợ, chủ nợ nào mạnh sẽ lôi
đi. Tâm tình lắm mối, đặt nặng nơi nào sẽ nghiêng về đó. Ngũ Tổ Giới tái
sanh làm Tô Đông Pha, Thảo Đường Thanh lại sanh làm Lỗ Công, họ còn là
căn cơ bậc thượng đấy nhé! Vì thế nói: “Ấm cảnh nếu hiện tiền, chớp mắt đi
theo nó!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.