ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 160

sâu, chẳng dễ tuyên nói. Để khỏi phí lời [giãi bày], xin mượn ví dụ để minh
thị:

Chư Phật tu đức đến cùng cực, chứng ngộ triệt để tánh đức, giống như

tấm gương báu tròn lớn. Thể chất của gương là đồng

40

. Biết gương có tánh

chất tỏa sáng nên hằng ngày lau, mài, ra sức chẳng ngơi. Bụi hết, gương tỏa
sáng, dựng trên đài cao, vật nào soi đến liền hiện bóng. Lớn như trời đất,
nhỏ như hạt bụi, mảy lông, sâm la vạn tượng đều hiện rành rành. Ngay trong
lúc muôn vàn hình tượng cùng hiện ấy, gương vẫn rỗng rang, trống trải, trọn
chẳng có một vật nào.

Tâm chư Phật cũng giống như vậy: đoạn sạch phiền não, Hoặc nghiệp,

hiển hiện trọn vẹn trí huệ, đức tướng, an trụ trong Tịch Quang đến cùng tận
đời vị lai thường hưởng pháp lạc, độ chín giới xuất ly sanh tử, cùng chứng
Niết Bàn. Chúng sanh hoàn toàn mê nơi tánh đức, trọn chẳng tu đức mảy
may, ví như gương báu bụi phủ, chẳng có mảy may quang minh nào, ngay
cả chất đồng cũng bị teng đóng nên quang minh chẳng hiện được. Tâm
chúng sanh cũng giống như thế.

Nếu như biết tấm gương bị bỏ phế chẳng hiện chất đồng này vốn có

quang minh soi trời chiếu đất, do đấy chẳng chịu bỏ phế, ngày ngày lau chùi,
mài bóng, lúc đầu hơi lộ chất đồng, dần dà tỏa ánh quang minh, vẫn cực lực
mài cho sạch, một ngày kia, teng lẫn bụi hết sạch, tự nhiên hình tượng nào
soi vào liền hiện bóng, soi trời chiếu đất. Quang minh ấy gương vốn tự có,
chẳng phải từ bên ngoài vào, chẳng phải do mài mà có; nhưng nếu chẳng
mài cũng không cách nào có được!

Chúng sanh bỏ trần xuôi theo tánh giác, bỏ vọng theo chân cũng giống

như thế. Phiền hoặc đoạn dần dần, trí huệ sẽ tăng dần dần. Đến khi công
hạnh viên mãn, đoạn được cái không thể đoạn, chứng được cái không thể
chứng, viên mãn Bồ Đề, trở về cái chẳng thể đạt được, thần thông, trí huệ,
công đức, tướng hảo trọn chẳng khác gì với mười phương ba đời chư Phật.
Dù là như vậy, cũng chỉ là khôi phục cái mình sẵn có, phải đâu là mới có.
Nếu chỉ chấp nhận tánh đức, chẳng khởi tu đức, ắt đến tận đời vị lai thường
phải chịu cái khổ luân hồi sanh tử, vĩnh viễn chẳng có ngày khôi phục cái
gốc, trở về cội nguồn được!


* Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng tâm hạnh thọ dụng của

Phật và chúng sanh tuyệt đối chẳng tương đồng. Vì sao vậy? Vì Phật bỏ trần
theo giác, chúng sanh lại bỏ giác theo trần; Phật tánh dẫu đồng, mê - ngộ rất
khác! Vì thế, sướng - vui, thăng - trầm khác nhau một trời, một vực! Nếu
quan sát kỹ nghĩa lý ba nhân Phật tánh, ắt không mối nghi nào là chẳng phá
được, không ai là chẳng muốn tu tập! Ba nhân là chánh nhân, liễu nhân và
duyên nhân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.