túc căn sẽ vì nghiệp lực ấy vĩnh viễn đọa trong A Tỳ địa ngục. Đợi đến lúc
nghiệp báo hết rồi, thiện căn được nghe danh hiệu Phật trong kiếp xưa sẽ
phát hiện, nhờ đó mới được nhập Phật pháp, sẽ tạm gieo thiện căn. Đến khi
nghiệp tận tình không, khôi phục lại cái mình vốn sẵn có mới thôi.
Phật ân thật là rộng lớn sâu xa cùng cực, chẳng thể hình dung nổi!
Một câu gieo vào tâm, mãi mãi là hạt giống đạo. Ví như nghe tiếng cái
trống có bôi thuốc độc, xa gần đều chết tươi; ăn chút kim cang, quyết
định chẳng tiêu được. Tin được như vậy mới gọi là chánh tín.
* Phật pháp không điều nào lớn lao chẳng bao gồm, không điều nhỏ nhặt
nào chẳng nêu. Ví như một cơn mưa thấm ướt khắp cả, cây cỏ cùng được
tươi tốt, cái đạo “tu thân, tề gia, trị quốc” không gì là chẳng đủ. Xưa nay,
văn chương chỉ thịnh một thời, nhưng công nghiệp đồn lan vũ trụ. Phàm
những ai chí hiếu, nhân từ, ngàn đời cùng ngưỡng mộ. Con người mới chỉ
biết dõi theo vết tích, chưa biết tìm đến gốc.
Nếu khảo sát kỹ đến cội nguồn, sẽ thấy tinh thần, chí khí, tiết tháo của
những vị ấy đều được vun bồi bởi việc học Phật. Chẳng cần phải nhắc tới
những chuyện khác, ngay như tâm pháp do hàng thánh nhân Tống Nho đề
xướng ra cũng vẫn phải mượn Phật pháp làm khuôn mẫu, huống hồ là những
chuyện khác! Bọn Tống Nho khí lượng hẹp hòi, muốn hậu thế nghĩ chính họ
đã phát minh ra tâm pháp ấy, bèn thốt lên những lời báng Phật, hòng khỏa
lấp cái tội mượn trộm Phật pháp. Từ Tống sang Nguyên, tới Minh, không
đời nào chẳng vậy.
Cứ thử tận tâm khảo sát, không ai là chẳng được lợi ích nơi Phật pháp.
Họ giảng về tịnh tọa, giảng về tham cứu cho thấy họ có dụng công; lâm
chung biết trước lúc đi, cười nói rồi qua đời chính là những điểm biểu lộ
cuối cùng của họ. Những mẫu chuyện, những sự tích như vậy chép đầy trong
các truyện ký Lý học, nào phải chỉ có một chuyện. Học Phật có phải là mối
lo cho xã hội hay chăng?
* Bản thể của Nho và Phật đương nhiên chẳng hai. Về mặt công phu của
Nho và Phật, nếu chỉ bàn hời hợt sẽ thấy rất tương đồng, nếu bàn sâu sẽ thấy
khác nhau như trời với đất. Vì sao như vậy? Nho lấy Thành (chân thành) làm
gốc, Phật lấy Giác làm tông.
Thành chính là “minh đức” (cái đức sáng tỏ), do Thành khởi Minh, do
Minh nên có Thành. Hễ Thành và Minh hợp nhất sẽ “minh minh đức” (làm