ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 18

Vì thế, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thị hiện thành Phật đạo, lúc Ngài

chứng ngộ triệt để Phật quang bèn than: “Lạ thay! Lạ thay! Hết thảy chúng
sanh đều có đủ Như Lai trí huệ, đức tướng, chỉ do vọng tưởng, chấp trước
nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa được vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự
Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”.

Kinh Lăng Nghiêm chép: “Diệu tánh viên minh lìa các danh tướng, vốn

chẳng có thế giới, chúng sanh. Do vọng mà có sanh, do sanh nên có diệt.
Sanh diệt gọi là Vọng. Diệt vọng gọi là Chân. Ðấy gọi là Như Lai Vô
Thượng Bồ Ðề hay Ðại Niết Bàn, hai danh hiệu sử dụng lẫn nhau”.

Ngài Bàn Sơn nói: “Một mảnh trăng tâm lưỡi liềm, nuốt mất ánh sáng

muôn vật. Tâm chẳng chiếu cảnh, cảnh cũng chẳng còn. Tâm, cảnh cùng
mất, còn là vật gì?”

Ngài Quy Sơn nói: “Linh quang riêng chiếu, thoát khỏi căn - trần. Thể

lộ chân thường, chẳng phiền văn tự. Tâm tánh chẳng nhiễm, vốn tự viên
thành. Chỉ lìa vọng niệm tức Như Như Phật”.

Do đấy, biết rằng mọi ngôn giáo của Phật, Tổ, không lời nào chẳng phải

là nhằm chỉ bày tâm tánh sẵn có của chúng sanh, khiến họ bỏ mê quy ngộ,
phản bổn hoàn nguyên (trở về nguồn gốc) đó thôi! Nhưng chúng sanh căn cơ
có sâu cạn, mê có dày, mỏng, nếu chẳng nhọc nhằn dùng mọi thứ ngôn giáo
để khai thị, chỉ dẫn, dùng các thứ pháp môn để đối trị thì mỗi người nhờ đâu
mới nhìn xuyên được mây mê che lấp tánh không, thấy được vầng tâm
nguyệt?

Bởi thế, lúc Như Lai mới thành đạo, trước hết ngài diễn giảng Ðại Hoa

Nghiêm, luận thẳng vào đại pháp vượt ngoài cửu giới, chẳng xen lẫn với
pháp Quyền - Tiểu, hòng những hàng đại cơ túc căn thành thục đều chứng
Chân Thường, vượt lên bến Giác. Lại do độn căn chúng sanh chưa được
hưởng lợi ích, Phật liền khéo dẫn dụ dần dần, tùy cơ diễn thuyết: hoặc dùng
Ngũ Giới, Thập Thiện để nhiếp phục hai thừa nhân - thiên khiến họ gieo
nhân Phật đạo thù thắng; hoặc là dùng Tứ Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục
Ðộ Vạn Hạnh nhiếp phục ba thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát khiến họ
chứng được cận duyên của Phật đạo.

Bắt đầu từ thời A Hàm cho đến thời Bát Nhã, không kinh nào là chẳng

tuyên thuyết thuận theo căn tánh của chúng sanh, khiến họ lần lượt tiến dần
trên đường về nhà. Bổn hoài của Phật vẫn giữ kín chưa nói. Mãi đến thời
Pháp Hoa, Phật mới khai Quyền hiển Thật, khai Tích hiển Bổn

10

, nhân -

thiên - quyền - tiểu đều là Nhất Thừa, khách làm thuê thật là con ông trưởng
giả! Ba căn đều được thọ ký, diễn bày trọn vẹn bổn hoài xuất thế, cùng hội
Hoa Nghiêm ban sơ, đầu cuối chiếu rọi lẫn nhau. Có thể nói là một đại sự
nhân duyên đem giao phó trọn vẹn, không còn giấu diếm chút gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.