Hễ duyên theo Phật giới thì tâm này làm Phật, tâm này là Phật. Nếu
duyên theo các giới chúng sanh thì tâm này làm chúng sanh, tâm này là
chúng sanh. Ðã hiểu vậy rồi mà vẫn chẳng niệm Phật, thật là chuyện chưa
từng có! Một pháp Niệm Phật lấy vạn đức hồng danh của Như Lai làm
duyên, mà vạn đức hồng danh ấy chính là Vô Thượng Giác Ðạo do đức Như
Lai đã chứng khi Ngài đắc quả. Do lấy Quả Ðịa Giác (sự giác ngộ khi đã
chứng quả) làm Nhân Ðịa Tâm (cái tâm dùng để tu nhân), cho nên Nhân
trùm biển Quả, Quả thấu tột nguồn Nhân. Như người nhiễm hương, thân có
mùi thơm; như tò vò nuôi nhện, lâu ngày hóa tò vò con
11
. Thành Phật ngay
trong đời này, chuyển phàm thành thánh; công năng, lực dụng của pháp này
vượt xa hết thảy các pháp môn khác trong cả một đời giáo hóa của Ðức Phật.
Bởi lẽ, các pháp môn khác đều cậy vào Tự Lực, phải đoạn Hoặc chứng chân
mới hòng liễu sanh thoát tử.
Pháp môn Niệm Phật: Tự Lực và Phật Lực cả hai cùng đủ. Bởi thế,
người đã đoạn Hoặc Nghiệp sẽ mau chứng Pháp Thân. Người đầy dẫy Hoặc
Nghiệp thì đới nghiệp vãng sanh. Pháp này cực kỳ bình thường, dù là kẻ ngu
phu, ngu phụ cũng được hưởng lợi ích; nhưng lại cực kỳ huyền diệu, dẫu là
Ðẳng Giác Bồ Tát cũng chẳng thoát khỏi phạm vi của pháp này. Vì thế,
không một ai là chẳng tu được. Hạ thủ dễ, thành công cao. Dùng sức ít, hiệu
quả nhanh chóng. Thật là pháp môn đặc biệt trong cả một đời giáo hóa của
Như Lai. Vì thế, chẳng thể dùng những giáo lý thông thường để bình luận,
phán đoán được! Mạt Pháp chúng sanh phước mỏng, huệ cạn, chướng dày,
nghiệp sâu, chẳng tu pháp này, toan cậy Tự Lực để đoạn Hoặc chứng chân
hòng liễu sanh tử thật là vạn nan, vạn nan!
* Kể từ Ðại Giáo truyền sang Ðông (ý nói: Phật giáo truyền sang Trung
Hoa), Lô Sơn hưng khởi Liên Xã, một xướng trăm hòa, không đâu chẳng
thuận theo. Nhưng những vị có đại công làm rạng rỡ Tịnh tông thì đời Bắc
Ngụy có ngài Ðàm Loan. Ngài Ðàm Loan là bậc chẳng thể suy lường nổi.
Do có việc, ngài phải xuống Nam gặp Lương Vũ Ðế; sau trở về Bắc, Vũ Ðế
thường hướng về Bắc cúi lạy, nói: “Loan Pháp Sư là bậc nhục thân Bồ Tát!”.
Ðời Trần - Tùy có ngài Trí Giả. Ðời Ðường có ngài Ðạo Xước, noi theo
giáo pháp của ngài Ðàm Loan, chuyên tu Tịnh nghiệp, cả đời giảng ba kinh
Tịnh Ðộ hơn hai trăm lượt. Từ cửa ngài Ðạo Xước, có ngài Thiện Ðạo. Cho
đến các vị Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang, Ðại Hạnh thì liên phong đã
thổi khắp cả trung ngoại (trong và ngoài Trung Hoa). Do vậy, tri thức các
tông không ai là chẳng dùng đạo này để mật tu hoặc hiển hóa, tự lợi, lợi tha.
Với nhà Thiền, nếu chỉ đề cao hướng thượng thì một pháp chẳng lập,
Phật còn chẳng thèm bận tâm tới, huống là niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ?
Ðấy là Chân Ðế: một pháp đã mất thì hết thảy đều mất. Nói: “Thật Tế Lý