ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 21

Ðịa chẳng nhận một mảy trần” là nói về Tánh thể. Nếu luận đích xác về mặt
tu trì thì lại chẳng bỏ một pháp nào, chẳng làm việc thì chẳng ăn, huống hồ
niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ! Ðấy là Tục Ðế: một pháp đã lập thì hết thảy
đều lập.

Nói: “Trong cửa Phật sự chẳng bỏ một pháp” là nói về Tánh sẵn đủ vậy.

Nếu toan bỏ Tục Ðế để luận Chân Ðế thì chẳng phải là Chân Ðế, khác nào
bỏ tứ đại, ngũ uẩn đi tìm tâm tánh. Thân đã chẳng còn, tâm gởi vào đâu?
Nếu dùng Tục Ðế để hiển Chân Ðế thì đích thực là Chân Ðế. Như ở nơi mắt
thì bảo là thấy, ở tai gọi là nghe; tức là dùng tứ đại, ngũ uẩn để hiển tâm
tánh.

Những điều vừa nói trên đây chính là ý chỉ lớn lao của việc chư Tổ ngầm

tu Tịnh Ðộ; nhưng các ngài chẳng giảng rộng, thuật rõ, nên nếu chẳng hiểu
sâu xa ý Tổ sẽ chẳng biết được. Cứ như quy chế kỳ đảo cho những vị Tăng
mắc bệnh và quy cách thiêu hóa, tống táng những vị đã mất do ngài Bách
Trượng xác lập, ta thấy đều quy về Tịnh Ðộ.

Có vị nói: “Tu hành dùng niệm Phật là ổn thỏa, thích đáng”. Ngài Chân

Hiệt Liễu bảo: “Pháp môn Tịnh Ðộ chính là để tiếp dẫn căn khí thượng
thượng, chỉ kiêm tiếp dẫn căn khí trung hạ”
. Ngài còn bảo: “Trong cả tông
Tào Ðộng hết thảy đều ngầm tu.Do vì tu Tịnh Ðộ thấy Phật giản dị hơn
Tông môn rất nhiều”
. Ngài cũng bảo: “Dù Phật hay Tổ, dù Giáo hay Thiền
đều tu Tịnh Ðộ, đồng quy một nguồn”.
[Những lời ấy] đủ cho ta thấy được
đại khái [quan điểm của các thiền sư thời ấy].

Kịp đến ngài Vĩnh Minh đại sư, bản thân là Cổ Phật, do nguyện xuất thế

mới lưu lại ngôn giáo rõ ràng, soạn sách lưu truyền, hoằng dương. Ngài lại
sợ người học chẳng rõ đường nẻo, lẫn lộn lợi hại, nên cực lực xướng ra bài
kệ Tứ Liệu Giản, có thể nói là cương tông của cả Ðại Tạng. Ngài làm bậc
hướng đạo nơi đường rẽ, khiến cho người học chỉ trong tám mươi chữ đốn
ngộ yếu đạo xuất sanh tử, chứng Niết Bàn. Tấm lòng đau đáu cứu thế của
ngài thật là thiên cổ chưa từng có.

Sau đấy, các tông sư đều lưu lại ngôn giáo rõ ràng, chuyên khen ngợi

pháp này như các đại tổ sư: Trường Lô Trách, Thiên Y Hoài, Viên Chiếu
Bổn, Ðại Thông Bổn, Trung Phong Bổn, Thiên Như Tắc, Sở Thạch Kỳ,
Không Cốc Long v.v... tuy hoằng dương Thiền Tông, vẫn chú trọng khen
ngợi Tịnh Ðộ.

Ðến khi Liên Trì đại sư tham học với Tiếu Nham Ðại Ngộ xong, cân

nhắc mọi bề, đề xướng: “Nếu Tịnh nghiệp đã thành, Thiền Tông sẽ tự
chứng. Giống như tắm nơi biển cả là đã dùng nước của cả trăm sông. Thân
đã đến điện Hàm Nguyên, cần gì hỏi Trường An đâu nữa!”
Sau đấy, các đại
tổ sư: Ngẫu Ích, Triệt Lưu, Tỉnh Am, Mộng Ðông v.v... không vị nào chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.