chưa hề nói rõ nguồn gốc của sự biến hiện đó cũng như những lợi ích liên
quan.
* Trung Ấm tuy lìa thân xác, nhưng vẫn có tình kiến về thân xác
giống như khi chưa chết. Đã có tình kiến về thân xác, đương nhiên [nảy
sanh ý niệm] phải có cơm áo để sử dụng. Do phàm phu nghiệp chướng
quá nặng, chẳng biết Ngũ Uẩn vốn là không, nên [người trong trạng thái
Trung Ấm] chẳng khác gì với người sống. Nếu là bậc đủ đại trí huệ sẽ
nhằm ngay lúc trút bỏ xác thân không còn phải nương tựa nữa, liền biết
Ngũ Uẩn là không nên các khổ tiêu diệt, nhất chân hiển hiện, vạn đức
phô bày trọn vẹn.
Tuy cảnh giới [người sống và kẻ chết] bất tất phải nhất định giống hệt
nhau, nhưng nào trở ngại gì đến việc tùy tình kiến mỗi người mà có các
thứ cần dùng. Ví như khi đốt quần áo giấy, người còn sống chỉ giữ ý
tưởng gởi áo cho người chết, còn quần áo lớn, nhỏ, ngắn, dài làm sao vừa
vặn thích hợp cho được. Nhưng do tình kiến của người sống lẫn tình kiến
của người chết, quần áo sẽ vừa vặn cả. Điều này giúp ta thấy được nghĩa
lý lớn lao “hết thảy các pháp tùy tâm chuyển biến”...
---o0o---
12. Luận về bốn cõi Tịnh Độ
* Hai cõi Phàm Thánh Đồng Cư và Phương Tiện Hữu Dư là ước theo
phàm phu đới nghiệp vãng sanh và tiểu thánh Nhị Thừa đã đoạn Kiến Tư