ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 24

Ðại gia tề thượng độ đầu thuyền.
(Tạm dịch:
Biết ngài lớn mật bằng trời,
Xin cùng Tịnh Ðộ kết mười vạn duyên
Cứu thân nào tính kế riêng,
Ai ai đều đã bước lên thuyền rồi!)
Ông thọ đến chín mươi hai tuổi, niệm Phật qua đời.
Ðời Nguyên - Minh thì có các ngài Trung Phong, Thiên Như, Sở Thạch,

Diệu Hiệp. Mỗi vị để lại thi ca, hoặc tạo luận giải thích, không vị nào là
chẳng cực lực xiển dương pháp khế lý, khế cơ, suốt trên, tột dưới này.
Nhưng các vị Liên Trì, U Khê, Ngẫu Ích là những người thành khẩn, thiết
tha tột bực nhất.

Ðời Thanh có ngài Phạm Thiên Tư Tề, Hồng Loa Triệt Ngộ đều tận lực

hoằng dương đạo này. Các tác phẩm Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm Văn của ngài
Phạm Thiên, Thị Chúng Pháp Ngữ của ngài Hồng Loa có thể nói là những
tác phẩm tiếp nối chí nguyện cổ thánh, khai phát kẻ học hậu lai, kinh thiên
địa, động quỷ thần. Nếu người học thật có thể hành theo đó thì không ai là
chẳng giã biệt Sa Bà, cao đăng Cực Lạc, làm đệ tử của Phật Di Ðà, làm bạn
hiền trong Hải Hội.


* Cho đến khi nào căn cơ của chúng sanh hết sạch, đức Như Lai mới

nghỉ ngơi, nhưng lòng đại bi lợi sanh của Phật chẳng bao giờ cùng tận. Do
đó, các vị đại đệ tử phân phát xá lợi, kết tập Kinh Tạng mong được lưu
thông khắp mọi cõi, ngõ hầu tất cả đều được Phật pháp thấm nhuần. Mãi đến
đời Ðông Hán, đại giáo mới bắt đầu truyền đến [Trung Quốc]. Nhưng do
phong khí chưa mở nên chỉ lưu thông ở phương Bắc. Ðến đời Tôn Ngô, vào
năm Xích Ô thứ tư (241), tôn giả Khang Tăng Khải sang giáo hóa tại Kiến
Nghiệp, cảm được xá lợi của Như Lai giáng lâm khiến cho Tôn Quyền sanh
lòng tin tưởng tột bậc. Họ Tôn bèn sửa chùa, dựng tháp để hoằng dương
pháp hóa. Nam phương bắt đầu được thọ hưởng giáo pháp từ đấy.

Ðến đời Tấn, giáo pháp lan khắp các nước Cao Ly, Nhật Bản, Miến

Ðiện, An Nam, Tây Tạng, Mông Cổ. Từ đấy về sau, ngày càng hưng thịnh.
Ðến đời Ðường, các tông đã thành lập đầy đủ, có thể nói là cực thịnh. Các
tông Thiên Thai, Hiền Thủ, Từ Ân hoằng Giáo. Lâm Tế, Tào Ðộng, Quy
Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn hoằng Tông. Nam Sơn thì nghiêm tịnh Tỳ Ni
(Luật). Liên Tông thì chuyên tu Tịnh Ðộ. Giống như các bộ chia nhau coi
sóc công việc, hệt như sáu căn hỗ trợ nhau. Ấy là vì Giáo là lời Phật, Tông là
tâm Phật, Luật là hạnh Phật. Tâm, ngữ, hạnh ba thứ khó thể tách rời, chỉ là
ước trên phương diện chú trọng vào mặt nào mà lập danh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.