ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 31

xuống đất vẫn quý hơn quần thần. Tuy tài đức chưa lập, nhưng cậy vào thế
lực của cha, cảm được báo như thế. Người tu Tịnh Ðộ cũng giống như vậy.
Do dùng tín nguyện trì danh hiệu Phật nên có thể đem tâm phàm phu gieo
vào biển giác của Phật. Bởi thế, ngầm được Phật trí, ám hợp đạo mầu.

Muốn bàn về pháp tu trong Tịnh Ðộ mà chẳng nói lược qua sự khó khăn

của các pháp cậy vào tự lực để liễu thoát và sự dễ dàng của pháp cậy vào
Phật lực này thì [người nghe] nếu chẳng nghi pháp cũng sẽ nghi chính mình.
Nếu tâm có chút mảy may nào nghi ngờ, sẽ do nghi thành chướng; đừng nói
là không tu, dù tu cũng chẳng được lợi ích thật sự. Do vậy phải nói rằng Tín
là một pháp chẳng thể không gấp gáp giảng giải để mong gây dựng sâu xa
đến cùng cực vậy!

* Pháp môn Tịnh Ðộ do Phật Thích Ca và Di Ðà kiến lập, do Văn Thù,
Phổ Hiền chỉ quy, do Mã Minh, Long Thọ hoằng dương, do các vị Khuông
Lư (Huệ Viễn), Thiên Thai (Trí Khải), Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì,
Ngẫu Ích phát huy, xướng suất để khuyên khắp dù phàm hay thánh, dù ngu
hay trí. Các vị Bồ Tát đại sĩ ấy trăm ngàn năm trước, sớm đã vì ta nghiên
cứu khắp các giáo pháp trong Ðại Tạng, đặc biệt chọn ra pháp chẳng cần
đoạn Hoặc mà được dự ngôi Bổ Xứ này, ngay trong một đời này quyết định
xổ lồng, chí viên, chí đốn, cực kỳ giản dị, thống nhiếp Thiền - Giáo - Luật,
lại vượt xa Thiền Giáo Luật cho dù căn cơ cạn hay sâu, dù Quyền hay Thật.
Thật là một diệu pháp thật đặc biệt, siêu việt lẽ thường.
Chúng ta chẳng tin tưởng Phật, Tổ là những bực thầy từ xưa bằng những
vị tri thức cận thời hay sao? Kinh Hoa Nghiêm là vua trong Tam Tạng, cuối
kinh quy kết chú trọng nguyện vương. Hoa Tạng hải chúng đều đã chứng
Pháp Thân, đều cầu vãng sanh hòng viên mãn Phật Quả. Bọn ta là hạng gì
mà lại dám chẳng bắt chước theo? Hãy bỏ tâm cuồng ấy, tận lực thực hành
đạo này. Công đức lợi ích sẽ tự chứng biết. Nào đợi phải tham học khắp cả
rồi mới thành hạng biết pháp ư?

* Luận bàn xác thực thì pháp môn Ðại Thừa, pháp nào cũng viên diệu.
Nhưng căn cơ có sống, chín, duyên có cạn, sâu. Bởi thế, xét về mặt lợi ích
thì có “khó được” và “dễ được”. Tổ Thiện Ðạo, hóa thân của Phật Di Ðà, đã
dạy chuyên tu. Ngài chỉ e hành nhân tâm chí bất định, bị các thầy trong
những pháp môn khác lung lạc, nên bảo: Cho dù thánh nhân Sơ Quả, Nhị
Quả, Tam Quả, Tứ Quả, và Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Ðẳng
Giác Bồ Tát cho đến thập phương chư Phật tận hư không, trọn pháp giới
hiện thân, phóng quang, khuyên ta bỏ pháp Tịnh Ðộ, giảng cho pháp thù
thắng nhiệm mầu nào khác, ta cũng chẳng chịu nhận. Thưa là do lúc ban đầu
đã phát tâm chuyên tu Tịnh Ðộ, chẳng dám trái nghịch nguyện ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.