ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 32

Hòa Thượng Thiện Ðạo đã sớm thấy người đời sau đứng núi này trông

núi nọ, chẳng có kiến giải nhất định. Vì thế Ngài nói như vậy để kiệt lực
xoay chuyển cái tâm ngấm nghé cuồng vọng, ưa ham cầu. Ai đã biết ngài
Thiện Ðạo là thầy mà lại chẳng tuân theo? Thế mà người tuân theo lời Ngài
thật chẳng được mấy! Có phải là do túc thế ác nghiệp sai khiến đến nỗi
ngoảnh mặt bỏ lỡ pháp khế lý, khế cơ bậc nhất này, không Thiền, không
Tịnh Ðộ, nghiệp thức mang mang, làm kẻ không cội rễ trong nẻo luân hồi đó
chăng? Áo não thay!

* Tu hành Tịnh Ðộ có cái lẽ quyết định chẳng nghi. Chẳng cần phải hỏi
han người khác hiệu nghiệm hay không! Dù khắp cả người đời không ai
được hiệu nghiệm, cũng chẳng sanh nhất niệm nghi tâm, cứ lấy lời lẽ chân
thành của Phật, Tổ làm căn cứ. Nếu hỏi người khác về sự hiệu nghiệm,
chính là tin Phật chưa đến mức cùng cực, tâm vẫn còn so đo, chưa thể trọn
vẹn mọi sự. Nam nhi anh liệt quyết chẳng đến nỗi bỏ lời Phật để tin lời
người, trong tâm không chủ ý, chỉ muốn cậy vào lời người khác khoe hiệu
nghiệm để hướng dẫn tiền đồ của chính mình. Thật chẳng đáng buồn ư?

* Do tập khí, mỗi chúng sanh có điểm riêng thiên trọng. Kẻ ngu thiên về
cái tầm thường, hèn kém. Người trí thiên về điều cao thượng. Nếu kẻ ngu
cam phận ngu, chẳng tạp dụng tâm, chuyên tu Tịnh nghiệp sẽ ngay trong đời
này quyết định được vãng sanh. Như vậy dù ngu nhưng chẳng ai bằng được.
Nếu là người trí, nhưng chẳng tự đắc, vẫn từ Sự hướng đến pháp môn cậy
vào Phật từ lực, cầu sanh Tịnh Ðộ thì có thể nói là bậc đại trí. Còn như cậy
vào kiến giải của mình, miệt thị Tịnh Ðộ; sẽ thấy kẻ đó từ kiếp này đến kiếp
khác, trầm luân ác đạo, muốn học đòi theo kiểu ngu phu ngày hôm nay cũng
trọn chẳng thể được!
Những người thông hiểu Tánh Tướng Tông Giáo, tôi thực sự ái mộ,
nhưng chẳng dám học theo. Vì sao? Là vì dây ngắn chẳng kéo được nước
sâu, túi nhỏ chẳng thể chứa vật lớn. Tôi chẳng bảo là hết thảy mọi người đều
nên phỏng theo việc tôi làm. Nhưng nếu cũng hèn kém như tôi mà lại toan
học theo hành vi của bậc đại thông gia, toan thẳng vào diệu ngộ tự tâm, vẫy
vùng biển giáo, tôi chỉ e chẳng thành bậc đại thông gia, trái lại còn bị hàng
ngu phu, ngu phụ già giặn, chắc thật niệm vãng sanh Tây Phương thương
xót! Há có phải là biến khéo thành vụng to, toan bay lên không nhưng lại bị
rớt xuống vực sâu thăm thẳm đó chăng? Một lời đủ để bao quát hết: Hãy tự
xét kỹ căn cơ của chính mình mà thôi!

* Ông La Ðài Sơn chẳng được vãng sanh, lại bị đọa vào nơi phước báo
là do tập khí văn chương quá nặng. Tập khí ấy đã nặng, dù nói là niệm Phật,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.