pháp này, ắt mau có ngày được thỏa nguyện lắm. Muốn tự thấy Chân Ngã,
nếu chẳng phải là bậc đại triệt đại ngộ sẽ chẳng thể làm được. Muốn chứng
ngộ mà chẳng đoạn Hoặc chứng chân sẽ không thể được. Muốn viên chứng,
nếu ba Hoặc chưa đoạn sạch, hai tử (phần đoạn sanh tử và biến dịch sanh
tử) chưa vĩnh viễn mất, sẽ chẳng thể được!
Luận trên thực tại, các hạ luân hồi bao kiếp dài lâu và nay đang cật vấn
những điều trái với giáo lý đều là do sức tác dụng của Chân Ngã. Do các hạ
quay lưng với giác, xuôi theo trần lao, nên chẳng thể thọ dụng chân thật.
Khác nào cái đầu của gã Diễn Nhã
14
, hạt châu trong áo, từ đầu đến cuối
chưa hề mất, lầm sanh sợ hãi, lầm chịu khốn cùng vậy!
* Tất cả thế gian dù là căn thân hay là thế giới đều là do đồng nghiệp,
biệt nghiệp trong tâm của chúng sanh cảm thành, đều có thành hoại, đều
chẳng trường cửu. Thân có sanh, già, bệnh, chết; thế giới có thành, trụ, hoại
không. Câu nói: “Vật cực tắc phản, cực lạc sanh bi” (mọi sự đến chỗ cùng
cực sẽ chuyển biến theo chiều ngược lại, vui quá hóa buồn) là nói về ý này.
Do Nhân đã là sanh diệt, Quả cũng chẳng thể không sanh diệt.
Thế giới Cực Lạc là thế giới do Phật A Di Ðà đã chứng ngộ triệt để Phật
tánh sẵn có trong tự tâm, tùy tâm biến hiện, xứng tánh trang nghiêm. Vì thế,
sự vui trong cõi ấy chẳng có lúc cùng tận. Ví như hư không rộng rãi to lớn,
bao hàm hết thảy sâm la vạn tượng. Dù thế giới nhiều lần thành, nhiều lần
hoại, hư không rốt ráo chẳng bị tăng giảm.
Ông đem sự vui thế gian để nạn sự vui Cực Lạc, nhưng sự vui Cực Lạc
ông chưa thể thấy. Dẫu ông chưa thể thấy toàn bộ hư không, nhưng với
khoảng hư không trong vòng trời đất đây, ông có bao giờ thấy nó bị biến cải
hay chưa?
Phải biết rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh. Vì thế Ðức Phật
dạy con người niệm Phật cầu sanh Tây Phương để nhờ vào nguyện lực đại từ
bi của Phật Di Ðà sẽ cũng được thọ dụng niềm vui bất sanh bất diệt ấy. Do
căn thân là liên hoa hóa sanh nên không có nỗi khổ sanh, già, bệnh, chết.
Thế giới là do công đức xứng tánh hóa hiện nên không có biến chuyển
Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Dù là thánh nhân vẫn có những điều không biết, há
nên vì những pháp sanh diệt trong thế gian mà khởi nghi ư?
* Pháp môn Tịnh Ðộ là bi tâm triệt để của đức Như Lai, là pháp môn phổ
độ chúng sanh khiến cho những kẻ phàm phu đầy dẫy triền phược, không có
sức đoạn Hoặc, nhờ tín nguyện trì danh sẽ được liễu thoát ngay trong đời
này, cùng làm bè bạn với Quán Âm, Thế Chí. Trên đến bậc Ðẳng Giác Bồ
Tát, địa vị gần kề Phật Quả vẫn còn phải vãng sanh mới thành Chánh Giác.
Chí viên, chí đốn, thông trên, suốt dưới, vượt trội hết thảy các pháp môn đã