như vọng niệm ấy kết thành một khối chẳng gỡ bỏ được thì nguy hiểm
chẳng thể nói nổi. Dốc hết lòng thành đến hết báo thân này chính là điều
chúng ta nên tuân hành. Chứ còn chấm dứt tuổi thọ để cầu chứng chính là
điều bị Giới kinh (Luật tạng) quở trách nặng nề (Cuối kinh Phạm Võng có
bài kệ:
Kế ngã trước tưởng giả,
Bất năng sanh thị pháp,
Diệt thọ thủ chứng giả,
Diệc phi hạ chủng xứ.
Tạm dịch:
Chấp ngã, dính mắc tưởng,
Chẳng sanh nổi pháp này.
Diệt thân cầu được chứng,
Chẳng phải điều nên làm)
Chỉ nên dốc trọn thành kính, cầu mau được vãng sanh. Chẳng nên định
kỳ hạn mong nhất định được vãng sanh. Người học đạo tâm chẳng được
thiên chấp. Thiên chấp thì rất có thể đến nỗi mất trí thành điên, chẳng những
vô ích, còn có hại nữa. Nếu Tịnh nghiệp thuần thục, vãng sanh ngay ngày
hôm nay là tốt. Nếu chưa thuần thục lại muốn được vãng sanh ngay thì khác
nào kéo mạ cho nó mau lớn.
Thật ngại một phen ma sự khởi, chẳng những tự mình chẳng thể vãng
sanh, mà còn khiến kẻ vô tri lui giảm tín tâm, cho là: “Niệm Phật chỉ tổn hại,
không ích lợi gì, cứ coi gương tầy đình của ông X. thì cái hại ấy chẳng cạn
cợt vậy!” Xin hãy đem cái tâm “quyết định lập kỳ hạn” ấy đổi thành cái tâm
“chỉ nguyện mau được vãng sanh”. Dù chẳng mau được vãng sanh cũng
chẳng phàn nàn, chỉ càng chí thành, chí kính, chỉ mong báo tận liền được
vãng sanh là được. Không gấp rút, vọng động, khăng khăng bám chắc đến
nỗi chiêu cảm ma sự!
---o0o---
5. Khuyên hành nhân nỗ lực
* Người sống trong thế gian, có đủ tám nỗi khổ. Dù sanh trên trời khó
tránh ngũ suy
21
. Chỉ Tây Phương Cực Lạc thế giới không có các nỗi khổ,
chỉ hưởng các sự vui. Kinh dạy: “Tam giới vô an, do như hỏa trạch, chúng
khổ sung mãn, thậm khả bố úy” (Ba cõi không yên giống như nhà lửa, các
khổ dẫy đầy rất đáng kinh sợ). Mạng người vô thường, lẹ như ánh chớp. Ðại
hạn xảy đến, ai nấy chẳng thể chiếu cố cho nhau. Hết thảy pháp hữu vi như
mộng, huyễn, bọt, bóng.