http://tieulun.hopto.org
- Trang 117
kiếp một đời tội lỗi.
Còn ba tuần lễ nữa tôi thi. Bài vở xếp từng núi trước mặt. Từng cuốn, từng cours dày cộm đặt nghịt chữ.
Những chữ nghĩa thật hờ hững. Bây giờ thì mất hẳn c’ai nôn nao, lo lắng của những lần thi đầu. Tôi bây
giờ, tưởng như chả học được gì, chẳng nhớ được gì. Dù đằng sau của một kỳ thì còn có một nỗi ám ảnh
vô cùng chờ chực chụp tới với tất cả những người con trai không may mắn trên đường khoa bảng. Ðó là
chuyện phải bỏ ngang việc học hành để đi lính. Với tôi, tất cả chỉ mơ hồ. Sách vở và kỳ thi. Sự việc thi
rớt và sau kỳ thi đó. Rất mơ hồ như thể tôi chẳng có trách nhiệm gì với chúng. Là tôi bây giờ chỉ có Anh
Chi yêu dấu. Tất cả chỉ là những bóng nhoà nhạt của ảnh ảo trên những gương kính ghép soi mặt vào
nhau, nhỏ dần và biến mất. Ðể khởi đầu bằng một châm đên lan rộng là đầy đủ hình ảnh Chi hiện ra
choán hết trong đầu tôi.
Một ngày thứ sáu qua đi. Tôi muốn điên lên nỗi bồn chồn khó tả. Bắt đầu của một ngày đợi khác, tôi lại
ngồi dí môi dí mũi vào mặt kính cửa sổ nhìn xuống con dốc buổi sáng. Ðến chiều thứ bảy tôi nghĩ mình
không còn đi lại bình thường ở trong phòng mãi được nữa. Phải thoát khỏi căn phòng và nỗi bồn chồn
này. Tôi tìm đến nhà Trường, nói chuyện sách báo, văn nghệ và những “hiện tượng” với chị em Chúc và
Liên đến tối mịt mù mới trở về.
Trở về với ảo giác đầu mình còn là một đám khói mỏng. Ðám khói tan đi để bỗng cảm thấy mình trống
không. Ðà Lạt đang cơn mưa cuồng điên như muốn rũ sạch một mùa. Tôi nằm nghe cơn mưa, nghe trong
đêm hơi lạnh ngập phòng mà bỗng thèm hơi thuốc. Không còn một điếu thuốc nào sót lại trong hộc tủ đầu
giường. Tôi thất vọng. Ngay lúc này tôi có ý định tung cửa bước ra ngoài, đội mưa đội đêm của Ðà Lạt
lạnh mà đi. Kỳ lạ thế kìa. Ði đâu đó hay đi tới tìm Chi ở sân nội trú. Ði đâu đó hay để quên căn nhà mà
hồn mình bỏ trống không đã bắt đầu dột nát, hoang lạnh. Huy ơi, Huy ơi. Tôi gọi mình trong giấc ngủ
chập chờn, gãy rời từng đoạn mà tôi không hề mơ được thấy Chi.
Tôi biết, có một chủ nhật rồi sẽ không giculuống như bất cứ một chủ nhật nào khác. Là những tiếng
chuông vang lên, trong buổi sáng hôm nay làm như không có tiếng ngân nga nặng nề như một giọng nói
đục của người bện. Thời khắc có thấm mệt đến mấy rồi cũng phải trỗi dậy, theo đúng hạn kỳ của nó.
Ngày thứ bảy mời ngày chủ nhật đến. Chủ nhật là những tiếng chuông. Tôi thức dậy và nghe chủ nhật đỗ
rã rời từng tiếng buồn sầu lạ lẫm. Những âm vang nào đó thoát đi, theo gió theo thời gian rồi loãng mất,
chết trong hư không. Lòng ta sẽ không bao giờ còn rung lại tiếng chuông của một ngày vàng trong quá
khứ. Lòng ta rồi một ngày nào khô lại như khối đồng nặng nề, muôn năm rêu ẩm, muôn năm sống trong
màu xanh lạnh ngắt của khí trời thở, bao phủ. Tôi nhìn thấy đôi mắt Chi sũng ướt trên đinh mùng. Em là
một tàu lá xanh đang sống trong mùa bệnh, run rẩy trong cơn mưa lũ. Em nhìn tôi, trời ơi, con mắt in
những hàng cây khô gầy guộc trong đó, và bầu trời, mặt nước hồ cùng đám sương mù trắng như sữa. Em
nhìn tôi, rồi những hạt nước mắt rớt xuống làm nhòe nhoẹt tất cả các hình ảnh, vỡ ra thành những miếng
thủy tinh cạnh sắc nhọn hoắt, như một bức tường chắn ngang tầm nhìn của tôi.
- Huy à, cháu dậy rồi chứ?
Tôi trở mình, tiếng dép lẹp xẹp củ acô Ngàn kéo tới bên giường.
- Ðêm qua cháu nghe thấy gì không?
- Một tiếng động lớn ở phía sau nhà. Có chuyện gì vậy cô?
- Cành cây ở sau bếp gãy xuống. Cô vừa ra xem, mái hiên nhà bếp bị sập một góc.
Tôi bò dậy nhưng vẫn chưa chịu rút chân ra khỏi chăn, nhìn ra cửa sổ:
- Ðêm qua đâu có mưa lớn phải không cô? Mà gió cũng chẳng có nhiều nữa. Thế sao…
- Chắc tại nó mục lâu ngày rồi. Làm cô sợ hết hồn. Từ lúc bấy giờ cho tới sáng, cô đâu có ngủ được.