“Dì tha lỗi cho tôi. Tôi quên là dì theo dõi tin tức sát sao đến thế.”
“Nếu tôi không quá già,” bà lại nói với giọng bi kịch, “tôi đã đi hiến máu
rồi. Chắc họ không thèm đâu. Máu tôi cằn cỗi quá! Tại sao không? Máu có
biến đổi không? - Bà đưa cánh tay mặt lên, nó gầy tong gầy teo, ống tay áo
tuột về đằng sau.”
“Chắc vậy,” ông William đáp “Các thầy thuốc phải biết điều đó.”
Bà Emma buông cánh tay xuống đầu gối, bà nói:
“May phước, tôi đã không lấy chồng. Tạ ơn Chúa đã không cho tôi có
con. Nếu không thì bây giờ tôi không chịu nỗi đau khổ.” Bà nghiêng mình
về đằng trước và hỏi Ông William. “Anh sẽ làm gì cho lũ con của anh,
William?”
“Chúng nó sẽ phải hành động như những thanh niên khác.”
Bà kêu lên:
“Anh thấy chưa, chúng nó sẽ đau khổ và cả anh nữa. Đó là điều hôn nhân
đã mang lại. Tôi thật tình muốn có được Jessica ở đây, theo lẽ phải vậy, đằng
này tôi chỉ nghĩ đến điều đó khi thấy nó ở bên cạnh tên đàn ông thô lỗ kia.
Bertha ục ịch, chị ta cũng giống hắn, tôi chẳng biết tại sao tôi không ép
Jessica đến với tôi. Chúng tôi có thể gần gũi nhau tại phòng triển lãm Nghệ
thuật. Tôi có một tác phẩm tuyệt đẹp ở đó của họa sĩ Turner, của riêng tôi,
tất cả mọi người đâu có biết.”
Phải chăng đó là triệu chứng của bệnh tâm thần? Không phải bà ta sống
theo tính cố chấp của thời xưa. Dì Emma trí khôn lành mạnh, nhưng bà cố
chấp cả trong những gì bà tưởng tượng, như bà thường làm, cao hứng khi có
người nghe chuyện bà lấy làm ngạc nhiên.
“Nghe dì nói, tôi cũng thích, nhưng bây giờ tôi phải đi về, dì Emma ạ. Trà
của dì ngon tuyệt, tôi sẽ thuật lại cho nhà tôi nghe.”
Ông xiết bàn tay dài, già cỗi, gầy guộc của bà Emma rồi ra đi. Ở đây chỉ
có lối sống vô trách nhiệm của tuổi tác, ý muốn tỏ ra mình không phải là
hạng người như ông hay kẻ khác tưởng. Jessica mà sống trong môi trường
bệnh hoạn này thì thật là tai hại. Thà cô ta đi theo con đường thông thường
của người phụ nữ là lấy chồng, có một tổ ấm, và sinh con đúng lúc. Đó là
tiếng nói của sức khỏe, của sự quân bình và của tình bè bạn tốt. Vì thứ bè