say hay chưa, cái đó được, hay bất chấp anh phải đi đâu có việc gì, mặc kệ,
anh hãy làm công việc của anh đi đã. Có phải thế không? Thành ra ai cũng
cần làm việc. Có những kẻ ngu như mình, chẳng biết đếch gì hết, và lúc làm
việc thì quên cả ăn, nếu không có vợ đến nó ca lên cho mà nghe. Còn anh,
anh không nhớ à? Một lần tôi chả đến tìm anh và hỏi: anh đã ăn sáng chưa?
Bấy giờ trời đã tối. Thế mà anh thần người ra nghĩ, hề, hề, xem anh đã ăn
sáng hay chưa. Anh thấy hình như đã ăn rồi, nhưng có lẽ từ hôm qua. Anh
đã quên khuấy mất, hề, hề, … Có phải thế không?
Chúng tôi đi chơi liên miên trong vườn hoa cho đến tối. Khi mặt trời đã tắt
hẳn, Kôchia Sarôpxki chạy đến, tay cầm một cành lá quất vào bắp chân trần
để đuổi muỗi mà nói giận dỗi:
- Mọi người đã vẽ mặt trời cả rồi mà hai bác vẫn còn đi chơi! Anh em cho
đi mời hai bác về. Trời ơi, Nga hoàng ngộ hết sức! Lapô đóng đấy. Hắn làm
cái mũi đến buồn cười!.
- Tất cả các bạn thân của chúng tôi trong làng và trong cái trại ấp đã hẹn hò
nhau đến xem hát. Thôn Lunatsacxki đến đủ mặt. Ngồi trên ngai vua, sau
tấm màn buông, Nextêrenkô đang phần trần với bọn trẻ trách móc anh ta
keo kiệt, bạc bẽo, vô tình. Onga Vôrônôra, đang bận đánh phần trước gương
hóa trang con gái Nga hoàng, phát bực mình:
- Chúng nó đang hành anh Nextêrenkô của tôi ngoài ấy.
- Không phải lần đầu chúng tôi trình diễn “Bọ chét”, nhưng lần này chuẩn
bị vở kịch khó nhọc hơn nhiều, vì những tay vẽ mặt nghề là Butzaï và
Gôrôvich đã đi Kuriajê cả. Thành thử những kiểu hóa trang lộ liễu trông hết
sức chướng. Nhưng không ai để ý: vở kịch chỉ là dịp để chan hòa tình cảm
với nhau lần chót. Lễ chia tay, về nhiều điểm, có thể không cần đến mọi
hình thức dàn cảnh. Những cô gái nhỏ ở Pirôgôpka và Gôntsarôpka cảm
thấy như mình sống lùi về thời tiền sử, vì đối với các cô, lịch sử bắt đầu là
từ khi có những chàng trai không thể nào không mê cho được của trại Gorki
đến trên sông Kôlômak. Trong các góc xưởng trống của nhà cối xay gió,
bên những lò sưởi tắt từ tháng ba, trong các chỗ tối sau hậu trường, trên các