Các ngôi nhà của công xã Dzecjinxki đã làm xong. Ở ven một khu rừng sồi
nhỏ, dựng lên một ngôi nhà đẹp đẽ màu xám, mặt trước quay về phía
Khackôp, tường sơn sáng loáng, ở bên trong là những nhà ngủ cao ráo, sáng
sủa, những phòng khang trang, lịch sự, những cầu thang rộng rãi, những
màn cửa những bức chân dung. Mọi cái ở công xã đã được làm nên với một
nghệ thuật thông minh, chứ tuyệt nhiên không theo phong cách của ủy ban
Giáo dục.
Hai phòng để dành cho các xưởng. Trong góc một phòng, tôi trông thấy
xưởng giày và lấy làm ngạc nhiên hết sức.
Xưởng mộc được tranh bị những dụng cụ tốt vô cùng. Tuy nhiên ở bộ môn
này, người ta cảm thấy các nhà tổ chức có phần còn chưa vững chắc lắm.
Những người xây dựng công xã đã ủy nhiệm cho tôi, tôi với trại Gorki,
chuẩn bị việc khai trương cái cơ quan mới ấy. Tôi phái Kirghicôp cầm đầu
một nhóm sang bên đó công tác. Họ chìm ngập ngay đến tận cổ vào những
lo toan mới mẻ ấy.
Công xã dự định xây dựng để thu nhận một trăm đứa trẻ tất cả, song vì là
một dinh thự kỷ niệm Fêlix Dzecjinxki, cho nên các anh em Tsêka ở Ukren
đã cống hiến vào công trình đó không những tiền của riêng mà còn cống
hiến tất cả thì giờ rảnh rỗi, tất cả sức lực của tâm hồn và trí tuệ họ nữa. Chỉ
có một điều mà họ không đem tới cho công xã mới được. Anh em Tsêka
yếu về mặt lý luận sư phạm. Song được cái rằng thực tiễn sư phạm, không
hiểu tại sao, lại không làm cho họ sợ.
Tôi rất băn khoăn muốn biết các đồng chí Tsêka sẽ làm thế nào gỡ mình ra
khỏi được bước khó khăn ấy. Đã hẳn họ có thể không biết tới lý luận, song
lý luận sẽ có chịu biết tới anh em Tsêka chăng? Trong công cuộc mới mẻ và
quan trọng chủ yếu đến như thế đó, liệu có nên đem áp dụng những phát
hiện cuối cùng của khoa học sư phạm không, như sự “ngấm ngầm tự