Sura Jêvêli cũng làm hoa tiêu, để khỏi bắt chước anh hắn đã chọn nghề
hàng hải ở biển Bắc-cực.
Hồi đương thời, các đồng chí đi qua tạt vào thăm trại thường hay hỏi tôi:
- Này, người ta bảo rằng trong số những trẻ vô thừa nhân có nhiều đứa có
thiên tư, nói thế nào nhỉ, có tài năng sáng tạo... Này, thế bác có những nhà
văn và những nhà nghệ sĩ không?
Nhà văn, cố nhiên là chúng tôi có, và cả những nhà nghệ sĩ nữa; không có
họ thì không một tập thể nào có thể sống được, không có họ thì chẳng có
cách gì xuất bản nổi một tờ bích báo. Nhưng tôi phải lấy làm tiếc mà thú
thật rằng: từ trong đám trại viên Gorki đã không có những nhà văn và nhà
nghệ sĩ ra đời, chẳng phải vì không có những tài năng trong số họ, mà vì
những nguyên nhân khác: họ bị thu hút bởi cuộc sống và những đòi hỏi của
thời hiện tại.
Và Karabanôp nữa cũng không trở thành nhà nông học. Ở trường trung học
công nông ra, anh ta không vào Học viện canh nông, mà nói quả quyết với
tôi:
- Thôi bỏ lúa mạch với lưỡi cày đi! Cháu không thể nào sống không có lũ
trẻ. Còn biết bao nhiêu gã trai trẻ tốt đang đùa nhởn ở khắp nơi! Bác Antôn
Xêmiônôvich ạ, một khi mà bác, bác đã vất vả về cái nghề này, thì cháu
cùng có thể làm như bác được.
Ấy thế là Xêmiôn Karabanôp bước vào sự nghiệp quang vinh của môn giáo
dục xã hội và vẫn trung thành với nó cho đến ngày nay, mặc dầu anh ta đã
phải chịu đựng một số phận ác nghiệt hơn bất cứ một chiến sĩ nào khác
trong ngành. Xêmiôn đã lấy “cô bé ở Tsecnigôp” và họ được một thằng con
nhỏ lên ba, mắt đen như mắt mẹ, và tính cũng hiếu động như bố nó. Và
thằng bé con trai ấy đã bị một đứa trẻ nuôi của Xêmiôn cứa cổ vào giữa
buổi trưa, một đứa mắc bệnh tinh thần được gửi đến nhà nuôi “trẻ khó dạy”
của anh ta và chẳng phải là lần đầu tiên nó làm những việc như vậy. Song
trái tim Xêmiôn đã không run rẩy và không than van rên rỉ cũng chẳng