chói lọi, có một sự trù phú cần lao chân chính, có một nền văn hóa xã hội
chủ nghĩa cao, và hầu như không còn để vương sót lại một tí gì về cái vấn
đề đáng buồn cười: “cải tạo con người”.
Bảy năm đời sống của các công xã viên Dzecjinxki cũng là bảy năm tranh
đấu, bảy năm hết sức căng thẳng.
Những xưởng bằng gỗ ván ghép của Xôlômông Bôritxôvich đã từ lâu rồi bị
tiêu hủy, hóa thành tro than trong lò nồi hơi. Và kế tiếp chính bản thân
Xôlômông Bôritxôvich cũng đã có một đám kỹ sư mà tên tuổi nhiều người
đáng được nêu lên trong số những tên tuổi lớn của Liên bang.
Năm 1931 các công xã viên xây dựng lên nhà máy đầu tiên của họ chế tạo
những đồ dùng điện. Trong gian phòng lớn, rộng rãi và sáng sủa, trang trí
những hoa với chân dung, sắp hàng dài mấy chục chiếc máy cấu tạo vô
cùng phức tạp: máy tiện “Wanđờre”, “Xamxơn Weckơ”, “Hinđơmexte”,
“Rainơke”, “Marat”. Từ tay các công xã viên sản xuất ra không còn phải là
những quân cụt nhỏ và những cột giường nữa, mà là những bộ máy nho
nhỏ, thanh nhã và phức tạp, gồm có hàng trăm bộ phận “cần đến vi tích
phân số học cao đẳng”.
Sự phải dùng đến vi tích phân số học cao đẳng ấy làm cảm động và kích
thích các công xã viên, cũng như xưa kia những củ cải, bò Ximmentan,
những con “Vatxili Vatxiliêvich” và những con “Hảo hán” đã kích động
chúng tôi.
Khi xưởng lắp ghép giao chiếc máy khoét mài lớn FD-3
[94]
và người ta đặt
nó lên bàn thử, thì Vatxia Aleexêiep - đã trở thành một người lớn từ lâu -
bắt dòng điện vào máy. Hai chục cái đầu lo lắng của những kỹ sư, công xã
viên, công nhân cúi xuống nghe tiếng máy vo vo và kỹ sư trưởng Gorbunôp
buồn rầu nói:
- Nó tóe điện...
- Nó tóe điện, con khẹc! Vatxia nói.