Hắn chạy ra gác chuông, vừa đi vừa hội ý với Vôlôkhôp. Nhưng Vania
đang cố làm cho cái chuông ho lên một chập thứ hai nữa. Hắn cười:
- Chúng nó không hiểu à? Mình kéo chuông, kéo chuông hoài, mà cứ
như là mình hát vậy thôi!
Câu lạc bộ đặt trong nhà thờ cũ mùa đông. Cửa sổ cao căng lưới sắt, bụi
bặm, với hai cái lò sưởi lớn. Trong khoảng bán nguyệt hát kinh, đặt một cái
bàn ốm trên một bục gỗ mặt rỗ hoa. Câu châm ngôn Trung quốc “ngồi còn
hơn đứng” không được chấp nhận ở Kuriajê: không có gì để ngồi trong câu
lạc bộ này cả. Vả chăng, dân ở trại Kuriajê không hề nghĩ đến điều đó.
Thỉnh thoảng có kẻ thò vào cửa một cái đầu bù xù, rồi lại rụt ra ngay. Họ đi
lang thang trong sân, từng tốp ba bốn người, co ro, đợi bữa ăn. Vì những rối
loạn nội bộ hồi này, nên bữa ăn hôm nay dọn muộn. Song đấy chỉ là đám
quần chúng bình dân: những động lực chính của nền văn minh Kuriajê đều
ẩn mặt.
Không có giáo viên. Bây giờ tôi hiểu thế nào rồi. Đêm đó, nằm trên mặt bàn
cứng của câu lạc bộ Thiếu niên, chúng tôi không được hưởng tí nào những
êm đềm của giấc ngủ, và bọn trai kể cho tôi nghe nhiều chuyện kỳ thú về
thói tục tập quán ở Kuriajê.
Ở trại bốn mươi giáo viên chiếm bốn mươi buồng. Một năm rưỡi trước đây
họ phớn phở trang trí các buồng đó bằng những vật cụ thể biểu hiện văn
hóa, thảm dệt, trường kỷ kiểu tỉnh nhỏ. Họ còn có những tài sản dễ mang
xách và dễ chuyển hơn từ chủ này qua chủ khác. Chính những tài sản đó bắt
đầu sang tay các trẻ nuôi Kuriajê bằng cái lối giản dị nhất, mà thành La-mã
cũ cũng đã biết và gọi là ăn trộm có đào ngạch bẻ khóa. Hình thức chiếm
hữu cổ điển ấy lan tràn mạnh đến nỗi các giáo viên vội vã theo nhau dọn hết
về tỉnh những đồ dùng văn minh, khiến buồn họ chỉ còn trơ một ít đồ đạc
tối sơ sài, nếu có thể gọi là đồ đạc một số báo Tin tức trải lên sàn làm
giường cho các giáo viên trực nhật.
Nhưng các giáo viên Kuriajê không những quen run sợ lo cho tài sản, mà
còn lo cho tính mệnh, và nói chung cho sự toàn vẹn của thân hình họ, nên