BÀI CA SƯ PHẠM - Trang 74

4. “TRÔI CHẢY CẢ”

Chúng tôi tận lực làm việc cho đến tối mịt, để cố tổ chức dân Kuriajê. Anh
em học viên trung học đi sục các buồng ngủ, thống kê lại số trẻ nuôi và cố
thành lập các đội. Tôi cũng đi la cà các buồng, với Gorkôpxki, mà tôi đã gọi
đi theo để lấy hắn làm đồ dùng đo lường. Chúng tôi phải phát hiện, dù chỉ
bằng mắt nhìn, những dấu hiệu thứ nhất của một tập thể, và tìm cho ra, dù

chỉ rải rác đó đây, những dấu vết của “chất keo xã hội”

[21]

. Đưa mũi thính

ra đánh hơi trong bóng tối của một phòng ngủ, Gorkôpxki hỏi:

- Thế nào? Ở đây là đoàn nào nhỉ?

Nhưng ở đây hầu như chẳng có đoàn với đơn vị nào hết. Có trời biết dân

Kuriajê chui rúc vào những lỗ nào. Chúng tôi hỏi các trẻ có mặt ở các
buồng ngủ xem ai là bạn thân, người tốt kẻ xấu là ai, song những câu trả lời
chẳng hài lòng tí nào. Phần đông trẻ ở Kuriajê không biết cả những đứa
nằm bên cạnh: ngay đến tên cũng ít khi biết và chỉ gọi chúng bằng các biệt
danh: những thằng Lá-to, thằng Mõm-giày, thằng Con-kiến, thằng Sốp-phơ,
hoặc nhớ một vài dấu hiệu bên ngoài:

- Đây là chỗ một thằng gầy gầy nằm, và kia là một thằng từ Vankia đưa

đến.

Ở một vài chỗ chúng tôi thấy thoảng có chút mùi ẩm mốc của chất keo xã
hội, song các phần tử dính nhau chẳng giúp được gì cho chúng tôi.

Dù sao, đến tôi tôi cũng đã biết đại khái thành phần của Kuriajê.

Tất nhiên, đó chính thực là những trẻ vô thừa nhận, nhưng không phải
những trẻ đầu đường xó chợ theo lối cổ điển mà người ta thường nghĩ.
Trong văn chương và trong óc tưởng tượng những nhà tri thức của ta, hình
ảnh một đứa trẻ vô thừa nhận không hiểu sao đã hóa thành một loại nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.