Trong văn chương khoa học của ta đã có ít nhiều sự cố gắng để lập nên một
hệ thống thỏa mãn phân loại cá tính con người. Ở đây người ta đã cố sức
dành cho trẻ vô thừa nhận một chỗ xứng hợp với chúng, dưới đầu đề: phản
đạo đức và bất túc. Nhưng trong tất cả các lối phân loại ấy, tôi cho đúng
nhất là lối mà các công xã viên công xã Dzeejinxki ở Khackôp đã lập nên
theo lợi ích ứng dụng thực tế.
Cứ theo giả định thực tiễn của họ, thì các trẻ vô thừa nhận phân ra làm ba
nhóm. Thuộc vào nhóm “hạng nhất” là những đứa trẻ hết sức tích cực tham
gia vào việc xếp đặt vận mệnh của mình, không lùi bước trước một sự khó
khăn phiền phức nào: những đứa trẻ sẵn sàng, trong khi theo đuổi lý tưởng,
ở đây là nghề thợ luyện kim, bám lấy bất cứ bộ phận nào của một đoàn xe
lửa chở hành khách: những đứa trẻ thích thú hơn ai hết những cơn lốc của
các chuyến xe tốc hành và các chuyến xe nhanh đặc biệt, không phải vì
chúng bị cám dỗ bởi các toa ăn, toa ngủ tiện nghi và bởi sự lễ độ của các
nhân viên trên xe. Có người muốn bôi nhọ loại du khách đó, bảo rằng mục
đích những cuộc viễn du bằng những xe lửa của chúng là những làn gió nhẹ
thơm của miền Crimê và nước khoáng chất ở Xôtsi
[23]
. Không đúng. Cái
mà chúng chú ý hơn là những nhà máy khổng lồ ở Đniêprôpêtrôpxki, ở
Đônetz và ở Zapôrôjiê, những tàu thủy ở Ôđetxa và Nikôlaiep, những xí
nghiệp ở Khackôp và Mạc-tư-khoa.
Tuy cũng có nhiều ưu điểm, nhóm “hạng nhì” không có được tất cả phẩm
chất tinh thần cao quý của nhóm “hạng nhất”. Bọn này cũng tìm, nhưng mắt
họ không khinh bỉ bỏ qua các nhà máy dệt và nhà máy thuộc da; họ còn
bằng lòng làm việc ở một xưởng đóng thùng, đóng dấu, và, tồi hơn nữa, họ
hạ mình xuống đến cả nghề hộp giấy, và họ cũng không xấu hổ làm nghề đi
hái thuốc.
Nhóm “hạng nhì” cũng bôn ba đây đó, nhưng họ ưng ngồi trên cái chắn
đằng sau của một toa xe điện; họ không biết cảnh ga lộng lẫy ở
Jmêrinka
[24]