Các công xã viên của trại Dzecjinxki bao giờ cũng chỉ lựa thu hút bọn
“hạng nhất”. Cho nên thiếu người thì họ tuyển dụng bằng cách tuyên truyền
trên các chuyến xe tốc hành. Theo ý kiến họ, thì nhóm “hạng nhì” yếu hơn
nhiều.
Nhưng ở Kuriajê số đông không phải bọn “hạng nhất”, cũng không phải
bọn “hạng nhì”, mà là bọn “hạng ba”. Trong giới trẻ vô thừa nhận, cũng
như trong giới các nhà bác học, có rất ít kẻ “hạng nhất”, “hạng nhì” có
nhiều hơn một chút, còn tuyệt đại đa số là “hạng ba”: cái tuyệt đại đa số ấy
chẳng đi đâu cả và chẳng tìm tòi gì cả, nó trao một cách rất đơn giản những
tâm hồn non trẻ của nọ, dễ nặn như sáp mềm, cho ảnh hưởng tổ chức của
khoa giáo dục xã hội.
Đến Kuriajê tôi rơi đúng ngay vào một ổ lớn loại “hạng ba”. Trong cái tiểu
sử ngắn ngủi của chúng, những đứa trẻ đó cũng đã đếm được đến ba, bốn
trại hoặc nhà dạy trẻ, có khi hơn, đến mười một nhà nữa. Cái đó chẳng phải
là kết quả những ước vọng của chúng hướng về một tương lai tốt đẹp hơn,
nhưng là ảnh hưởng những sáng kiến nhất thời của Ủy ban nhân dân Giáo
dục, nhiều khi mơ hồ đến nỗi tai người thành thạo nhất thường cũng không
tài nào phân biệt nổi đâu là bắt đầu và đến đâu là kết thúc những biện pháp
cải tổ, đúc lại, thải bớt, giảm nhẹ, mở rộng, thanh toán, phục hồi, khuếch
trương, điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa, sơ tán rồi lại tái sơ tán.
Vì chính tôi, tôi cũng đến Kuriajê với những ý định cải tổ, cho nên tôi cũng
cấp phải cùng một vẻ thờ ơ ấy, nó là thái độ tự vệ độc nhất của các trẻ vô
thừa nhận chống lại những trò đánh đố sư phạm của Ủy ban nhân dân Giáo
dục.
Cái vẻ thờ ơ li lịt ấy, kết quả của một quá trình giáo dục dài, chứng minh
một phần nào sức mạnh lớn lao của khoa sư phạm.
Phần đông trẻ nuôi ở Kuriajê vào trạc từ mười ba đến mười lăm tuổi, nhưng
nét mặt chúng đã in sâu dấu vết của những tính di truyền dị tạp. Cái mà ai
cũng trông thấy ngay lập tức là trong bọn chúng, hoàn toàn không có một tí
gì là ý thức xã hội, mặc dầu từ lúc ra đời chúng đã lớn lên dưới ảnh hưởng