BẢN SONATA KREUTZER - Trang 112

lại phụ nữ, chống lại tình yêu. Ông chống hôn nhân, nhưng thực ra là chống
sự phóng đãng và thô bạo của con người đội lốt tình yêu, đội lốt hôn nhân.
Ông viết về sự phẫn nộ, giận dữ đã dẫn đến hành động giết người của một
người đàn ông. Thực chất, người đàn ông đó phẫn nộ với chính mình, với
những tội lỗi đang sống trong chính mình. Tolstoy đã viết tác phẩm cho
chính ông, cho cuộc đấu tranh chống lại những cái ông cho là tội lỗi, xấu xa
trong bản thân con người ông.

Mười năm trước Bản Sonata Kreutzer, sau thành công của Anna

Karenina, ông đã viết Lời xưng tội (1879), chia tay với giai cấp của mình,
mà theo ông đã và đang sống ăn bám một cách vô nghĩa, mong muốn bắt
đầu sống cuộc sống của nhân dân lao động.

Mười năm sau Bản Sonata Kreutzer, ông hoàn thành tiểu thuyết Phục

sinh (1899) viết về một người quý tộc đã chuộc lại tội lỗi của mình bằng
cách từ bỏ cuộc sống giàu sang, từ bỏ tài sản, đất đai, để đi qua các nhà tù
minh oan cho người phụ nữ ngày xưa từng bị chàng chà đạp và bỏ rơi; đó
cũng là chuyến hành hương giữa những con người của đói nghèo, đau khổ
để hồi sinh bản thân con người chàng.

Thêm hơn mười năm nữa, Tolstoy bắt đầu chuyến hành hương của

chính mình, một chuyến đi định mệnh. Ông chuẩn bị cho chuyến đi đó từ
lâu, cũng như từ lâu ông đã bàn về cái chết. Ông rời Yasnaya Polyana, để lại
cho Sofia bức thư: “... Chuyến đi của anh sẽ làm em đau khổ. Anh xin lỗi vì
điều đó... Anh không thể làm khác được... Ngoài tất cả những chuyện khác
ra, anh không thể sống lâu thêm trong cảnh xa hoa này. Anh đang và sẽ làm
những gì mà những ông già ở tuổi anh thường làm: để sống những ngày
cuối đời trong yên bình và cô đơn...”. Trên chuyến tàu ra đi, Tolstoy còn
muốn đọc Một cuộc đời của Maupassant. Tolstoy chỉ sống có một ngày tự
do sau khi rời nhà. Sau đó ông lâm bệnh, được đưa vào ga xép Astopovo,
cách Tula khoảng 100 km, và mất ở đó.

Người ta gọi hơn 30 năm cuối đời, từ sau khi Tolstoy viết Lời xưng tội,

là thời kỳ “khủng hoảng đạo đức” (moral crisis) của nhà văn: thời kỳ ông
luôn bị ám ảnh bởi cái chết và bởi sự ăn năn sám hối. Sáng tác mở đầu thời
kỳ này là truyện vừa Cái chết của Ivan Ilich (1886) kể về một viên công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.