thứ đó. Động cơ của anh ta, tâm trí của anh ta chỉ đồn vào những
biểu tượng của sự thành công về mặt kinh tế. Anh ta thường xuyên
có nhu cầu phải thuyết phục người khác rằng mình rất thành
công. Nhưng anh ta lại chưa bao giờ thuyết phục được chính mình.
Về bản chất, anh ta làm việc, anh ta kiếm tiền, và anh ta hy sinh
chỉ để gây ấn tượng với người khác.
Những điều trên thường hiện hữu trong quá trình tư duy của
nhiều người thuộc diện tích lũy tài sản kém. Các UAW luôn luôn để
những yếu tố khác quyết định đời sống tài chính của mình. Và
điều thú vị là những yếu tố, hay các nhóm tham chiếu mà họ
chọn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng chứ không có thực. Nếu
cũng bị thúc đẩy bởi những yếu tố đó thì có lẽ bạn nên cân nhắc
đến một lối sống khác. Và bạn nên xác định lại hướng đi cho
mình.
Nhưng không phải ai xuất thân khiêm tốn mà có thu nhập cao
cũng tất yếu trở thành UAW. Không phải ai rồi cũng đi theo con
đường của anh Friend. Trong mặc cảm “thiếu hụt về học vấn và
hoàn cảnh xã hội” của anh Friend, có một nguyên nhân cơ bản khiến
anh ta trở thành một UAW: cha mẹ đã dạy anh ta lối sống của một
UAW. Dù thu nhập khiêm tốn nhưng họ vẫn không biết sống tiết
kiệm. Họ chi xài gần hết số tiền kiếm được. Họ là những chuyên
gia trong việc tiêu tán của cải. Họ nghĩ đến việc chi tiêu ngay cả khi
chưa nhận được đồng tiền. Ngay cả khoản tiền hoàn thuế thu
nhập cũng được họ lên kế hoạch tiêu xài từ trước đó rất lâu.
Hành vi tiêu dùng của cha mẹ đã tác động đến quan điểm tài
chính của Friend khi họ không ngừng gửi cho anh ta thông diệp:
Người ta kiếm tiền là để tiêu tiền.
Khi con cần tiêu nhiều hơn, tức là con cần kiếm nhiều
hơn.