Giuốc-đanh thuộc các trang trại Mát-xa-đa và Át-xđốt Y-a-cốp. Đúng, vùng
này ở I-xra-en tên gián điệp đã đi qua lần cuối cùng trước khi được phái
sang Xy-ri. Nhưng bây giờ y ngắm phong cảnh đó từ phía Xy-ri.
Ma-a-di En-din lái xe đi về phía làng Cuốc-xi nằm trên bờ hồ, cách trại
E-nơ Ghếp ngót nghét hai cây số, đã bị tàn phá khá nặng trong các trận
đánh xung quanh Nu-kê-íp. Hai người đi vào trong làng A-rập điển hình
nhỏ bé này, toàn là nhà làm bằng đất nện, tường dầy cộp quét vôi với màu
vàng hoặc xanh da trời. Nhiều binh lính Xy-ri mặc quần áo tắm, đang nằm
nghỉ trên bờ hồ. Xa xa, ở một khoảng cách chừng vài trăm thước, Ta-áp
trông thấy những thuyền đánh cá, thuyền của người I-xra-en, không còn
nghi ngờ gì nữa, vì trên hồ này dân chài vẫn thường quăng lưới. Mọi vật
đều có vẻ lặng lẽ và yên tĩnh. Nhưng Ê-li Cô-hen lại có đủ lý lẽ để ngắm
nghía bức tranh đồng ruộng với một sự phiền muộn lạ lùng trong lòng.
Hôm ấy, Ma-a-di và Ta-áp còn đi thăm thêm vài đồn và vài làng mạc A-
rập khác ở vùng Nu-kê-íp. Nhưng chẳng ở đâu thấy nói có tù binh Do thái
cả.
Sau này khi đi tham quan hoặc với Ma-a-di hoặc đi một mình, Ta-áp có
dịp hỏi đi hỏi lại về số phận tên lính mất tích, trong những làng mạc vùng
biên giới và ngay cả những viên chức làm ở các quân y viện và ở các nhà
giam của Xy-ri.
Cho những ngày mà y leo lên những bậc của giá treo cổ. Ê-li Cô-hen
tức Ca-man Ta-áp vẫn không sao tìm ra câu giải đáp về sự uẩn khúc của tên
lính I-xra-en bị mất tích, cho đến ngày hôm nay, màn bí mật vẫn còn
nguyên vẹn. Viên hạ sĩ Đơ-via có bị quân đội Xy-ri ở Nu-kê-íp bắt làm tù
binh hay không, y có bị ngầm giam giữ hay đã chết và chôn cất ở Xy-ri? Có
trời mà biết.
Ngày thứ sáu tháng năm, Ta-áp trở lại Đa-mát mang theo vô số tin tức.
Y vội vã trở về căn nhà của y trông sang Bộ tham mưu, vội vã ghi những gì