chạy tứ tung trên bến tàu. Sau bến tàu Ai-Cập, ở bến tàu Li-băng này,
người ta có cảm giác rõ rệt là đi vào một thế giới khác, tuy rằng bến tàu này
cũng A-Rập như bến tàu kia.
Điệp viên Ta-áp có đủ thời gian cần thiết để miệt mài với sự so sánh
này và theo dõ mạch đập phi thường của thành phố Bi-ê-rút với sự sôi nổi
liên tục. Về phía ông tộc trưởng, ông ta chờ phu khuân vác lấy chiếc ô tô
mới ở khoang tàu ra. Người ta chất vô tội vạ hàng đống va-ly và những gói
đủ mọi kích thước của viên tộc trưởng vào trong chiếc xe hơi và cả cái gói
hàng thật giản dị của Ca-man Ta-áp. Mác An A nói đi nói lại: “Miễn là hải
quan Xy-ri miễn cho tôi cái khoản kiểm soát quá ngặt nghèo”. Trong thâm
tâm Ta-áp cũng chỉ mong ước đúng như lời cầu của vị bảo trợ. Về phần ông
tộc trưởng, ông ta chỉ gờm những viên thanh tra hải quan và những khoản
thuế mà ông sẽ phải trả cho chiếc Pơ-giô mới tinh thôi. Ta-áp thì có những
lý do xác đáng hơn để lo ngại việc qua lại đồn biên phòng Xy-ri.
Nhưng hai người còn cách biên giới Xy-ri khá xa. “Chúng ta thử ở lại
cái thành phố diễm lệ này vài ngày xem sao?”. Viên tộc trưởng Mác An A
đề nghị. Tuy vội đến chết và mong mau chóng tới Đa-mát cho xong. Ta-áp
vẫn phải nhận lời. Hai người thuê ở khách sạn Pờ-la-ga (Bãi biển) ở Bi-ê-
rút. Họ cùng nhau dạo quanh thủ đô Li-băng như những “hoàng tử”. Đêm,
họ chui vào nhiều “hộp” nhan nhản ở thủ đô Li-băng và nhận ra rằng ở Bi-
ê-rút không có gì, hoặc có ít thứ để ước muốn hơn ở Rôm và Pa-ri, ít ra
cũng như thú ăn đêm. Ta-áp có đủ lý lẽ để thỏa mãn, và tỏ lòng sung sướng
và biết ơn đối với nhà bảo trợ của y, viên tộc trưởng. Những bước đầu y đặt
chân lên xứ sở A-Rập thật giống như một cuộc ngao du nhàn hạ: “Xin mời
thăm Li-băng. Hãy tận hưởng ánh nắng, sự kiều diễm và thú vị ở Li-băng”.
Những quảng cáo của cơ quan du lịch Li-băng nói đúng, ngay cả với tên
gián điệp I-xra-en Ê-li Cô-hen. Y hẹn sẽ trở lại và y sẽ giữ lời.
Bây giờ thì viên tộc trưởng Mác An A lái xe đưa Ca-man Ta-áp về phía
biên giới Xy-ri. Chặng đường núi chật hẹp làm cho tên gián điệp nhớ lại