quãng đường ở I-xra-en, cách vài chục cây số về phía nam, chạy từ Na-ha-
ry-a tới Ga-li-lê. Ta-áp chăm chú nhìn xung quanh. Y đã sử dụng đến trí
nhớ rồi đấy. Y ghi nhớ vad sắp xếp trong óc những hình ảnh ở hai bên
đường.
Hai người đã tới đèo Xtu-ra, đồn biên phòng Li-băng cuối cùng trước
khi tới đồn biên phòng Xy-ri đầu tiên. Kiểm soát hành lý nhanh chóng và
qua loa. Kiểm tra hộ chiếu, một thủ tục thuần túy. Những người bán hàng,
rao hàng ầm ĩ mời khách du lịch đang chờ cái rào chắn ở trước mặt nhấc
lên, mua hàng cho họ; hoa quả, bánh kẹo: “Xin mời mua ở đây đi, rẻ hơn ở
Đa-mát, nên mua đi”, mấy người bán hàng rao to.
Ca-man Ta-áp có một phản ứng tự nhiên.
“Chúng tôi không cần gì cả. Các anh hãy giữ hàng hóa cho bà con cực
khổ của mình ở Bi-ê-rút”, y vui vẻ nói. Viên tộc trưởng thấy vui vui, vỗ vào
vai y một cái, khen ngợi lòng yêu nước của y.
Cái rào chắn nâng lên, chiếc xe Pơ-giô vượt qua “khu vực trắng” kéo
dài giữa hai biên giới. Con đường chạy qua một vùng đồi núi gồ ghề, khô
cằn và nóng bỏng. Xung quanh vài trăm thước không có lấy một bóng cây.
Ở biên giới Xy-ri, tên gián điệp Ta-áp ghi nhớ những dấu hiệu không thể
nhận được của những đồn binh, mà ở phía biên giới Li-băng không thấy có.
Sau sự yên tĩnh hoàn toàn trên đất Li-băng, đã thấy xuất hiện những dấu
hiệu đầu tiên của sự căng thẳng ở phía bên trong biên giới Xy-ri, những dấu
hiệu ấy cứ lan rộng ra tùy theo chiếc Pơ-giô của viên tộc trưởng đi sâu vào
xứ này.
Một tấm biển đầu tiên đặt ở phía bên phải đường núi chỉ cho khách du
lịch biết hiện họ ở ngọn đồi cao 1910 mét so với mặt biển, xa xa một chút,
thấy dựng lên một tấm biển nữa quảng cáo, “muốn đi Mát-xcơ-va xin đáp