qua đã từng ở Đa-mát nhiều ngày, đều có nhận xét chung về cảm giác đặc
biệt đối với người nước ngoài, mà Đa-mát nổi tiếng hơn tất cả các thủ đô
A-Rập khác ở Trung Đông. Nhân dân Xy-ri từ 10 đến 15 năm nay, rất ngại
người nước ngoài và hết sức tránh quan hệ với họ.
Xy-ri, khác các nước A-Rập khác, như Ai-Cập chẳng hạn, ít nhờ đến
nhân viên kỹ thuật hoặc chuyên gia nước ngoài giúp đỡ cho sự mở mang
kinh tế và công nghiệp. Trong khi các đường phố ở Cai-rô hoặc ở A-lếc-
xăng-đơ-ri nhan nhản những người nước ngoài, đủ các phái đoàn, khách du
lịch đủ mọi quốc tịch khác nhau, vừa Tây Âu, Phi hoặc Liên Xô, thì ở Đa-
mát, ta rất ít gặp những người nói một thứ tiếng ngoài tiếng A-Rập, hoặc có
một nét gì đặc biệt để lập tức nhận ra là người nước ngoài. Một phần cũng
đúng là Xy-ri có tiềm lực trí thức và kỹ thuật cao hơn mức trung bình của
các nước A-Rập khác, nhưng phần khác, Xy-ri bao giờ và mãi mãi vẫn là
một nước mà những bộ phận chủ chốt trong cơ quan chính quyền và kinh tế
quốc gia phải do những công dân Xy-ri đảm nhiệm. Sự tan vỡ của khối
Liên hiệp Xy-ri và Ai-Cập đã xảy ra, tựu trung lại cũng do Ai-Cập chiếm
các bộ phận chủ chốt này của người Xy-ri và giao cho các quan chức người
Ai-Cập cai quản.
Tình trạng này làm trở ngại khá nhiều cho nhiệm vụ của tên gián điệp I-
xra-en Ê-li Cô-hen ở thủ đô Xy-ri.
Tuy nhiên, điệp viên Ta-áp vẫn còn có một con chủ bài rất quí mà
chẳng có thể có một người nước ngoài nào có thể có được khi đặt chân lên
Đa-mát. Đó là cái hình dáng và cử chỉ thật phù hợp với vai trò của y phải
đóng – vai trò của đứa con lạc lõng “trở về Tổ quốc”. Hơn nữa, y đã tới Đa-
mát thật đúng lúc. Khối liên minh với Ai-Cập vừa tan vỡ, các nhà chức
trách còn đang rất lộn xộn, bị xâu xé giữa xu hướng chỉ thích quốc gia Xy-
ri độc lập và xu hướng khác thì lại muốn tích cực hợp tác để nối lại sự hòa
hợp với chính phủ của tổng thống Nát-xe. Nhưng bên này cũng như bên kia
đều đang tìm kiếm sự ủng hộ của quần chúng và tiền tài cần thiết cho cuộc