khi thời gian hết hạn chỉ còn một ngày hai đêm. Cuối cùng, không phụ người có tâm, khách hàng tuyên
bố công ty của anh ta đã trúng thầu.
Từ đó có thể thấy, muốn thành công, trong từ điển của người bán hàng không bao giờ được có cụm từ
“không thể được”. Trên đời không có việc gì không làm được, chỉ cần có lòng tin và sự kiên trì là có
thể thành công, công việc bán hàng cũng như vậy.
Học viện Bruggink của nước Mỹ đã đào tạo nên rất nhiều người bán hàng nổi tiếng. Nét nổi bật của
học viện này là đề bài thực tập cho những học viên tốt nghiệp mỗi năm đều thách thức năng lực người
bán hàng. Vào thời điểm Tổng thống Mỹ Bush lên thay Tổng thống Clinton, học viện Bruggink ra đề:
“Hãy bán chiếc rìu cho Tổng thống Bush”. Học viện này hứa, nếu ai giải được đề này thì sẽ được
thưởng một chiếc ủng vàng có khắc dòng chữ “Người bán hàng vĩ đại nhất”.
Rất nhiều học viên cho rằng đề thi này có vấn đề, làm sao Tổng thống Mỹ lại đi mua một chiếc rìu?
Các học viên đều mất tự tin, họ không muốn lãng phí thời gian vào đề mục không thể hoàn thành này.
Tuy nhiên, có một học viên tên là George Herbers sau khi nhận đề thi vẫn tràn đầy niềm tin vào khả
năng bán hàng của mình. Qua điều tra anh được biết, bang Texas, quê hương của Tổng thống Bush có
rất nhiều cây cối, ven đường có một số cây đã khô héo. Sau vài lần suy nghĩ, tìm tòi, anh ta một bức
thư gửi cho Bush. Anh dành hơn một nửa bức thư để ca ngợi cảnh đẹp nên thơ của quê hương ông
Bush và hình ảnh vĩ đại của Bush trong lòng người dân ở đó; cuối cùng anh ta nhắc đến chuyện hai bên
đường dẫn đến quê ông Bush có một số cây bị khô, mong muốn Tổng thống cho tu sửa để thể hiện tình
cảm của mình với quê hương, anh ta có một chiếc rìu do tổ tiên để lại, chỉ bán với giá 15 đô-la. Vài
ngày sau, chuyện kỳ lạ đã xảy ra, Tổng thống Bush đã mua chiếc rìu của anh ta với giá 15 đô-la.
George Herbers được học viện Bruggink tặng thưởng chiếc ủng vàng đã được giữ ở học viện 26 năm,
hơn thế, trong thư khen ngợi còn có lời biểu dương của Viện trưởng: “Trong 26 năm, học viện đã đào
tạo hàng ngàn người bán hàng nhưng chưa bao giờ có được một học viên xuất sắc như vậy.”
Thí dụ trên đây là một bài học sinh động cho những người lần đầu tiên bước vào nghề bán hàng.
Không nên vì chưa hiểu biết về công việc và sản phẩm mà hoài nghi khả năng của mình, không dám gõ
cửa hoặc tỏ ra lúng túng khi khách hàng. Nếu lo sợ khi phải giao tiếp với khách hàng thì bạn không thể
thành công trong công việc bán hàng.
Từ đó có thể thấy, tự tin là tố chất tâm lý mà người bán hàng cần phải có, vậy người bán hàng cần làm
gì để tăng thêm lòng tự tin của mình?
Coi trọng tích lũy tri thức, trang bị cho mình kiến thức về sản phẩm
Người bán hàng cần phải dành thời gian để nắm bắt và thông thạo những thông tin có liên quan đến sản
phẩm, như vậy mới tự tin để đối phó với những câu hỏi về chuyên môn mà khách hàng nêu ra, khắc
phục tâm lý căng thẳng.
Khi bạn thiếu tự tin thì không nên vội vàng hẹn gặp khách hàng, trước tiên cần thông thạo về sản phẩm,
nghĩ xem mình cần nói gì với khách hàng và nên nói như thế nào. Sau khi đã chuẩn bị tốt mới đến thăm
hoặc gọi điện cho khách hàng, như vậy xác suất thành công mới cao.
Nhờ những người bán hàng giàu kinh nghiệm chỉ bảo, học tập họ, mạnh dạn hơn nữa
George là một người chân thật, lương thiện nhưng tính tình hướng nội, vốn không phù hợp làm nghề
bán hàng, nhưng do một biến cố, anh ta đến xin việc tại một nhà máy sản xuất đồ uống. Giám đốc cho