tượng tốt, đây cũng là nền móng để ông trở thành Tổng thống sau này.
Từ thí dụ trên có thể thấy, chuẩn bị để tiếp khách hàng là một việc rất quan trọng. Công việc chuẩn bị
này không chỉ giúp người bán hàng có được thành công tốt đẹp mà còn có thể làm thay đổi cuộc đời
họ. Vậy cần làm những gì trong công tác chuẩn bị tiếp khách hàng?
1. Chú ý đến trang phục, không ăn mặc tùy tiện.
Sức hấp dẫn của một người ba phần nhờ vào tướng mạo, bảy phần nhờ vào trang phục. Vì thế, trong
lần đầu gặp mặt khách hàng, người bán hàng phải lựa chọn quần áo thật cẩn thận, cố gắng thể hiện sức
hấp dẫn cá nhân, để lại cho khách hàng ấn tượng ban đầu thật tốt.
2. Chuẩn bị sẵn ngôn từ có liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm
Tài ăn nói là kỹ năng người bán hàng cần có, muốn để lại ấn tượng tốt với khách hàng, bạn cần chú ý
dùng ngôn ngữ giàu tính thực dụng để lay chuyển khách hàng.
3. Chú ý chi tiết
Lần đầu gặp gỡ khách hàng, nhất thiết phải làm tốt công việc chuẩn bị lâm thời. Công tác chuẩn bị lâm
thời phải chu đáo tỉ mỉ, chú ý đến chi tiết cụ thể.
4. Chủ động thời gian, tuyệt đối không đến muộn
Khi người bán hàng và khách hàng lần đầu tiên gặp nhau, người bán hàng nên đến sớm hơn khách hàng
khoảng 10 phút, như vậy sẽ để lại cho khách hàng ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Trong thời gian hẹn khách
hàng, người bán hàng nên đến sớm khoảng 10 phút để khách hàng cảm thấy bạn là người chân thành,
đồng thời họ cũng cho rằng người bán hàng tôn trọng mình. Vì thế, trong lần đầu gặp khách hàng, người
bán hàng cần chủ động thời gian, tuyệt đối không đến muộn.
5. Nhất thiết phải chú ý điều chỉnh tình cảm của mình.
Khi nói chuyện với người khác, muốn có không khí vui vẻ, trước tiên mình phải có một tình cảm thật
tốt. Nếu người bán hàng có tình cảm không tốt, khi gặp gỡ khách hàng, không khí sẽ rất nhanh chóng
rơi vào tình trạng lúng túng, hụt hẫng. Vì thế, trong lần đầu gặp gỡ khách hàng, người bán hàng nhất
thiết phải điều chỉnh tốt tình cảm của mình.
II. VÀO ĐỀ MỘT CÁCH HÀI HƯỚC - KHỞI ĐẦU TỐT LÀ ĐẠT ĐƯỢC MỘT NỬA THÀNH
CÔNG
Trong lần đầu gặp gỡ khách hàng, lời mở đầu hay sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Hơn nữa, lời
mở đầu có đặc sắc hay không sẽ quyết định quá trình bán hàng tiếp đó có diễn ra thuận lợi hay không.
Nếu một người bán hàng lần đầu tiên gặp gỡ khách hàng có những biểu hiện hoặc lời nói không lịch sự
thì quá trình bán hàng sau này của anh ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khả năng thất bại cao. Điều này đòi
hỏi người bán hàng khi bán sản phẩm cần chú ý đến lời mở đầu của mình, lời mở đầu tốt là cơ sở để
bán hàng thành công. Vậy cách mở đầu nào không gây phản cảm cho khách hàng, khơi dậy tính hiếu kỳ
ở họ? Câu trả lời là “lời mở đầu hài hước”.
Lời mở đầu hài hước có thể khiến khách hàng nảy sinh tâm lý vui vẻ, làm tăng tính hiếu kỳ của khách
hàng, giúp hai bên giao lưu trong không khí thoải mái, từ đó có được đơn hàng thuận lợi.
Bậc thầy kinh doanh nổi tiếng nước Anh là Russell West- brook, vì nhà nghèo nên 16 tuổi đã làm nhân
viên bán bảo hiểm trên đường phố London. Khi bắt đầu bán hàng anh ta đã làm rất tốt, hơn cả những