Nên để danh thiếp trong hộp riêng, nếu một người bán hàng không nhớ danh thiếp của mình để ở đâu,
phải lục tung các túi thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến những lần giao tiếp sau này. Danh thiếp cần được
giữ sạch sẽ, phẳng phiu.
Khi trao danh thiếp, người bán hàng cần phải đưa bằng hai tay, đồng thời đưa mặt phải của danh
thiếp hướng về phía khách và nói:
“Xin chào ông (bà), tôi là... mong được ông (bà) chỉ giáo thêm ”
Khi nhận danh thiếp, cần phải dùng hai tay, độ cao khi tiếp nhận danh thiếp ở ngang ngực, sau đó phải
xem danh thiếp của khách, đọc kỹ họ tên và chức vụ của khách. Sau khi nhận danh thiếp của khách mà
không xem hoặc đánh rơi danh thiếp trước mặt khách là thiếu lịch sự. Trong quá trình nói chuyện,
không nên ghi chép nội dung cuộc nói chuyện lên danh thiếp của khách.
Người bán hàng phải coi trọng việc trao đổi danh thiếp
Khi trao đổi danh thiếp, thông thường người có địa vị thấp sẽ trao danh thiếp cho người có địa vị cao
trước, người ít tuổi trao danh thiếp cho người nhiều tuổi trước, khách trao danh thiếp cho chủ trước.
Nếu đối tác trao danh thiếp trước thì người bán hàng nhận và lấy danh thiếp của mình trao lại. Nếu
phải trao đổi danh thiếp với nhiều người thì phải theo thứ tự chức vụ từ cao đến thấp hoặc từ gần đến
xa, không tiến hành theo kiểu bỏ cách quãng, nếu không dễ khiến khách hiểu lầm.
Nếu lúc này có vài người cùng có mặt, song chỉ có một người là đối tượng mình đưa danh thiếp thì
nên chào tất cả mọi người có mặt ở đó và đưa danh thiếp của mình, nếu danh thiếp mang theo không
nhiều thì nên xin lỗi mọi người và trình bày lý do để họ hiểu, nhưng cần hạn chế việc này.
VI. LẮNG NGHE KHÁCH HÀNG NÓI MỚI CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC
Bán hàng là một quá trình khơi thông giao tiếp, trong quá trình này, khách hàng vừa mong muốn nhu
cầu về sản phẩm của mình được đáp ứng vừa mong muốn được hài lòng về tâm lý. Khi bán hàng, nếu
người bán hàng quá vội vàng thì sẽ khiến cho khách hàng có cảm giác không tin vào sản phẩm và cách
phục vụ của bạn, đồng thời khách hàng còn có cảm giác bị buộc phải mua hàng. Nếu người bán hàng
không quan tâm đến khách hàng, không biết khách hàng có nhu cầu hay không thì chắc chắn lần chào
hàng này sẽ thất bại.
Trong quá trình khơi thông giao tiếp, người bán hàng không chỉ phải giới thiệu sản phẩm một cách thỏa
đáng mà có lúc còn phải giữ im lặng cần thiết để lắng nghe yêu cầu của khách hàng. Như vậy không chỉ
khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng mà việc lắng nghe khách hàng còn giúp bạn có được những
thông tin bạn muốn.
Lắng nghe không phải là một việc đơn giản, muốn lắng nghe có hiệu quả thì phải có khả năng tập trung
và phân tích lời nói. Vì tốc độ tiếp thu lời nói nhanh gấp bốn lần tốc độ của người nói nên trường hợp
thường xảy ra là, có lúc một câu nói vẫn chưa hết nhưng người nghe đã hiểu hết ý nghĩa của câu nói,
lúc này luồng suy nghĩ dễ bị sai lệch.
Khi nói chuyện với khách hàng, bạn thường bị phân tâm bởi những suy nghĩ khác và không nghe rõ
khách hàng đang nói gì. Trong trường hợp này khách hàng sẽ thấy bạn thiếu tôn trọng họ, như vậy rất
dễ khiến khách hàng mất lòng tin, bạn khó có thể đạt được mục đích giao dịch.
Một ngày đẹp trời, theo kế hoạch đã được bố trí trước, người bán hàng của công ty bảo hiểm nước
Nga tên là Burne đi thăm cặp vợ chồng có 11 người con. Nhưng trong một lần điều tra gần đây Burne