Tóm lại, lý do thực sự khiến cô nổi giận là do lời đề nghị của chồng cô đã
kích hoạt sự nghi ngờ chính cô.
Trong Cột 2 của Bảng 9.1 (trang 316), hãy xác định câu chuyện của bạn
bằng cách tiến hành quá trình “Đào sâu” để xác định nguyên nhân sâu xa tại
sao bạn lại hiểu tình huống theo cách đó. Bằng cách tự hỏi cùng một loạt câu
hỏi này, bạn cũng có thể xem các phản ứng căng thẳng của bạn xuyên qua
những câu chuyện trong quá khứ của bạn.
Hy vọng rằng bây giờ bạn biết thêm một chút về cách bộ não của bạn hoạt
động và tại sao bạn phản ứng với các xung đột cá nhân. Vào thời điểm đó,
Brianna đã không biết làm thế nào để vượt qua phản ứng tự động của mình
và để thành công khi đối mặt với căng thẳng. Cảm thấy bị tổn thương và tội
lỗi vì mình đã “mất bình tĩnh”, cô bắt đầu một ngày theo cách sai lầm.
Bạn có nhận thấy rằng khi Brianna xem xét tình hình hiện tại, cô chỉ xem xét
xem liệu nó ảnh hưởng như thế nào đến cô không? Cô không quan tâm đến
những căng thẳng mà chồng cô có thể đang phải trải qua khiến anh phải đưa
ra yêu cầu đó, hoặc, cũng như vậy, cô không quan tâm đến bất kỳ yếu tố
hoàn cảnh nào khác. Để ngăn chặn một phản ứng trong một tình huống
tương tự và để không phải hối tiếc, bạn cần phải biết làm thế nào để rèn
luyện cách bạn phản ứng trong thời điểm này.
Bước 3. Hãy kể 3 câu chuyện thay thế trước khi bạn được phép hành
động
Tiếp theo, hãy đưa ra ba quan điểm khác về tình hình. Hãy kể ba “câu
chuyện” khác nhau để giải thích lý do tại sao các sự kiện kích hoạt xảy ra.
Brianna nhìn vào bối cảnh của những gì đã xảy ra trong cuộc sống của họ
trong 24 giờ qua. Từ phân tích đó, cô phát triển ba câu chuyện khác để giải
thích yêu cầu của chồng:
1. Anh vừa bỏ qua một cơ hội thăng tiến trong công việc và bây giờ anh tin
rằng anh phải đến chỗ làm đúng giờ, hoặc thậm chí sớm hơn. Nói cách khác,