cuộc thảo luận của chúng tôi, Dan nhận ra mình đang ở trong quan hệ đối
tác với ông ta vì anh sợ một cuộc đối đầu. Một khi nhận thức được rằng
mình chính là người ngăn chặn việc giải tán, anh cảm thấy có quyền được
thương lượng một giải pháp hoà giải và sau đó anh cảm thấy tự do ra ngoài
và kí hợp đồng với các khách hàng lớn.
Vì vậy, câu trả lời đúng cho câu hỏi “Tôi nên ở lại hay tôi nên ra đi?” là gì.
Tôi trả lời: “Ở lại” nếu vì những lý do đúng đắn. Điều đó có nghĩa bạn kiểm
tra mối quan hệ để xác định rõ ràng về “vấn đề của tôi” và “vấn đề của họ”
và phát triển một kế hoạch trong đó mỗi người cần phải làm gì đó khác đi
(với trách nhiệm). Nếu bạn đang hy vọng người kia sẽ thay đổi thì đừng ở
lại. Nếu bạn ở lại chỉ để bảo vệ mình khỏi bị tổn thương hoặc vì bạn không
tin tưởng chính mình một khi ra khỏi mối quan hệ đó thì bạn hãy đi đi! Chỉ
ở lại nếu bạn sẵn sàng là người duy nhất trong tình huống sẽ hoàn thiện 50%
của phần của mình.
Chấp nhận mức độ phát triển của người khác... và làm việc với mức độ
phát triển của riêng bạn!
Chúng tôi đã thảo luận cách xác định những hành động cần thực hiện để cải
thiện tương tác với một người gây khó khăn. Trong phần này, chúng ta sẽ
thêm vào danh sách một việc để giúp bạn “bỏ qua” và ngừng cố gắng.
Thông thường khi chúng ta phải tương tác với một người làm cho chúng ta
căng thẳng, chúng ta có khuynh hướng tránh xa, tấn công trở lại, hoặc cố
gắng hết sức để làm cho mối quan hệ tốt hơn. Nhưng có một chiến lược
ngắn hạn và dài hạn hiệu quả hơn: nhấc mình ra khỏi khuynh hướng này.
Hãy cố gắng hiểu người kia và khoan dung đối với họ. Hãy ngừng hy vọng
họ sẽ thay đổi. Chấp nhận con người của họ. Tôi thường nghe được từ học
viên của mình, những người biết điều và biết chăm sóc người khác, rằng họ
mong đợi “người gây khó khăn” cũng hành động tương tự như thế với họ.
Chỉ vì bạn có thể suy nghĩ về cảm giác của người khác hoặc tỏ ra thông cảm
hay ủng hộ, không có nghĩa là người kia sẽ có đủ khả năng để hành động