ứng chủ quan, nhất thời của tôi là không quan trọng. Điều duy nhất tồn tại là
kết quả quan trọng mà chúng tôi có mặt ở đó để tạo ra. Tôi có thể tạo điều
kiện bằng cách làm những gì trong khả năng của tôi để người đó quay trở lại
chu kỳ thành công khi đối mặt với căng thẳng. Tôi giữ giọng điệu của mình
bình thản. Tôi nói với sự tôn trọng (ví dụ: “Bạn có thể giúp tôi hiểu làm thế
nào bạn tiếp cận điều này” hơn là “Bạn đã làm sai rồi”). Tôi đưa vào một
“câu chuyện” trung lập để không ai cảm thấy bị đổ lỗi (“Nghe có vẻ như đơn
giản là có sự hiểu lầm giữa chúng ta. Mọi việc vẫn tốt. Hãy tiến lên phía
trước”).
Câu hỏi: Làm thế tôi có thể thôi không ám ảnh về những người gây khó
khăn đó?
Trả lời: Khi tiếp xúc với người khiến bạn bực bội, bạn thường kết thúc bằng
cách tự nói với mình về người phạm lỗi trước. Cũng giống như vậy, đó là
một biến thể của “Bạn đáng ra không nên hành động như vậy!” Hoặc “Khi
bạn làm điều đó, bạn làm tổn thương tình cảm của tôi!” hoặc “Khi bạn làm
việc này bạn khiến tôi phải làm nhiều việc hơn!”. Và sau đó bạn cầu mong
và hy vọng rằng người kia sẽ bằng cách nào đó hiểu được điều bạn muốn và
thôi không gây khó khăn nữa chỉ vì bạn nói chuyện với họ trong đầu bạn.
Vâng, công nghệ giờ đây đã khá tân tiến, nhưng chưa đạt đến mức đó. Tôi
khuyên bạn nên chuyển từ xào xáo lại những gì đã xảy ra trong quá khứ để
tạo ra tương lai mà bạn muốn ngay lập tức. Hãy làm điều này bằng cách thay
đổi các giai điệu trong chiếc iPod tinh thần của bạn! Ngừng nói chuyện “với
họ” hoặc “về họ” và thay vào đó bắt đầu nói chuyện với chính mình. Nói
chuyện với mình để hiểu rõ hơn tình hình. Nói chuyện với chính mình về
những gì bạn muốn cảm thấy trong tình huống này, những kết quả bạn muốn
và làm thế nào bạn có thể hành động để đạt được những mục tiêu này.
Tạo mối quan hệ tích cực
Mối quan hệ lành mạnh là liều thuốc giải giúp thoát khỏi sự căng thẳng.
Nuôi dưỡng tình bạn và những mối quan hệ với những người bạn làm việc