nhiều các mối đe dọa hão huyền từ những cuộc họp nhân viên hoặc cuộc
khiêu vũ trường học, và theo thời gian, những kích hoạt phản ứng căng
thẳng liên tục có thể gây mất cân bằng toàn bộ chu kì thông tin phản hồi.
Phản ứng này cần ở trong giới hạn với lượng vừa phải, nếu mệt quá thì lại
trở nên nguy hại quá mức.
Nhiều dấu hiệu căng thẳng mà chúng ta nhận ra ở bản thân mình – đầu óc
bất ổn, không ngủ được, lo lắng, trút tức giận lên người khác – phản ánh tình
trạng SNS hoạt động quá mức. Đây là trạng thái sống sót khi đối mặt với
căng thẳng như đã được mô tả ở phần trước.
Nếu SNS tấn công phản ứng căng thẳng của bạn, thì nó ngăn các thuyền
viên PNS lại để chúng không thể “làm dịu mọi thứ quay trở lại” trạng thái
mà bạn đủ tỉnh táo để làm việc hiệu quả, nhưng không phải tăng tốc đến
mức bạn thấy căng thẳng. SNS bị quá tải sẽ khiến bạn có cái nhìn lệch lạc về
mối đe dọa mà đang duy trì các phản ứng căng thẳng:
Thế là quá nhiều. Tôi sẽ không bao giờ có thể làm được tất cả. Bạn không
giỏi thuyết trình; Bạn nên cảm thấy tội lỗi về căn nhà của bạn không sạch.
Tại sao John được thăng chức (hoặc kiếm được nhiều tiền hơn tôi). Tôi cảm
thấy xấu hổ vì tôi đến họp quá muộn. Thật khó khăn để thoát khỏi tình trạng
này một mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thể có thêm một khách hàng
nào khác?
Khi chúng ta có những suy nghĩ này, SNS của chúng ta bơm nhiều
adrenaline hơn. Chúng ta trở nên tức giận, sợ hãi. Trong trạng thái cảnh giác
cao độ này, chúng ta không thể suy nghĩ thấu đáo, chúng ta không thể phân
loại công việc tạo ra giá trị nhiều và công việc ít mang lại giá trị nhất trong
danh sách những việc cần làm. Bộ nhớ dành cho sự kiện và chi tiết bị giảm
đi. Khả năng học từ những sai lầm trong quá khứ cũng giảm đi như vậy.
Chúng ta thực hiện giải pháp đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta - và
chúng ta mắc kẹt.