Khi chúng ta nhận thấy tình hình tiêu cực, bộ não được ra hiệu cần bơm
nhiều hormone hơn làm cho chúng ta cảm thấy tức giận hay sợ hãi. Và,
trạng thái cảm xúc này làm thu hẹp số lượng các lựa chọn để giải quyết vấn
đề. Khi bị chi phối bởi các phản ứng SNS, chúng ta vô tình châm ngòi cho
các sự kiện căng thẳng hơn. Sau đó chúng ta lại kích hoạt lại chu kỳ trên lặp
đi lặp lại.
Trước khi bạn học cách tìm nút Tắt, hãy nhớ rằng việc cho phép mình bị chi
phối bởi SNS sẽ khiến bạn khó đạt được mức độ thành công tiếp theo hơn
(nếu không muốn nói là không thể). Có năm lý do để giải thích điều này.
1. SNS của bạn tìm kiếm cách sửa chữa nhanh chóng - tia dopamine, chất
truyền thần kinh làm sáng trung tâm niềm vui, chẳng hạn như khi bạn gạch
bỏ một công việc gì đó trong danh sách các việc cần làm (dù đó có thể
không phải là phần việc quan trọng nhất). Nó thúc đẩy bạn cần phải có hành
động phục vụ mục đích ngắn hạn, nhưng không nhất thiết phải mang lại lợi
ích trong suốt quá trình. Mục đích chính của SNS là loại bỏ bất cứ điều gì
hiện đang khiến bạn căng thẳng và bạn ít quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra sau
đấy. Chẳng hạn như: giữ một email gây tức giận qua đêm thay vì gửi ngay
lập tức, hoặc sắp xếp tài liệu của bạn thì không phải là hành vi do SNS chỉ
đạo.
2. SNS của bạn hoạt động bằng cách so sánh. SNS yêu cầu thông tin về tình
huống đang xảy đến và tìm kiếm trong bộ nhớ của bạn để xem tình huống
này có liên quan như thế nào với các trải nghiệm quá khứ. SNS tìm ra ý
nghĩa của tình huống mới chỉ khi những tình huống này có liên quan đến
những tình huống trong quá khứ. SNS của bạn được kết nối để xem xét một
tình huống dựa trên mối đe dọa tiềm tàng: “Lần trước nếu tôi không nghe
được phản hồi từ ông chủ hoặc khách hàng ngay lập tức thì có nghĩa là điều
không hay...”. “Lần trước khi thuyết trình, tôi cảm thấy xấu hổ...” thay vì tìm
kiếm cơ hội cho tương lai: “Đề nghị mà tôi trình bày cho sếp khá phức tạp
nên cần suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi phản hồi lại với tôi...” hoặc “Bài thuyết