phải phối hợp làm việc với nhau để ứng phó khẩn cấp. Hãy để ý hai đội này
giúp nhau cân bằng như thế nào để họ thực hiện đúng: SNS tác động mạnh
đến khả năng tập trung vào một vấn đề và giải quyết vấn đề đó. Bạn tỉnh táo
và sẵn sàng làm việc. Trong khi đó, PNS làm đối trọng bằng cách nhìn thấy
mục tiêu tổng thể, sau đó, sử dụng trực giác cùng sức sáng tạo để giải quyết
vấn đề. PNS giúp bạn tìm hiểu các khái niệm mới và hình thành những suy
nghĩ mới. Nó mang đến cho bạn khả năng tách rời cảm xúc ra khỏi tình
huống, nhìn mọi thứ từ quan điểm của người thứ ba, và xem xét hệ quả lâu
dài. Đây chính là cách để thành công khi đối mặt với căng thẳng như đã
được mô tả trong Chương 1.
Bạn sẽ nhìn thấy lợi thế lớn khi có thể cân nhắc giữa việc chỉ tập trung vào
vấn đề và việc lùi một bước để nhìn nhận tình hình trong bối cảnh lớn hơn.
Đây là lý do tại sao việc thực hiện quy tắc 50% và kiểm soát những gì bạn
có thể kiểm soát lại quan trọng đến vậy. Nếu chức năng tự động của bạn –
SNS – giành quyền kiểm soát (như chúng đã làm đối với hầu hết mọi người
trong thế giới đầy kích động của chúng ta), bạn sẽ vẫn tiếp tục trong một
vòng luẩn quẩn vì nút Tắt tự nhiên của bạn bị chặn. Khoa học đã chứng
minh rằng trong khi chúng ta không gặp nhiều khó khăn khi học những thứ
mới, thì chúng ta lại gặp khó khăn khi dừng lại những thói quen cũ. Chúng
ta không biết cách làm thế nào để đi tiếp. Bạn phải triệu tập thuyền trưởng
của bạn - phần tư duy suy nghĩ trong bạn - để dẫn dắt quá trình này, rèn
luyện và cân bằng hệ thống của bạn. Ngay cả những ảo tưởng về việc bạn
kiểm soát cũng sẽ giúp một phần suy nghĩ trong não chịu trách nhiệm về con
tàu.
Tóm lại, SNS của bạn là nút Bật và PNS của bạn là nút Tắt. Bạn phải chủ
động làm điều gì đó để nhấn nút Tắt của bạn. Các chiến lược trong cuốn
sách này sẽ giúp bạn tiếp cận nút Tắt để bạn có thể mang lại sự cân bằng
giữa hai hệ thống đó và, mở rộng ra, là cân bằng trong toàn bộ cuộc sống
của bạn. Đó là lý do tại sao kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát là điều
vô cùng quan trọng với bạn.