là có thể thanh toán được tất cả trong mười hôm. Nhưng tôi và Georges,
mỗi đứa còn giữ được tới ba chục tập tức là trên ba trăm bữa ăn. Mười lăm
ngày sau khi ngưng bán phiếu, Edouard bắt đầu lo ngại khi thấy bọn này cứ
tiếp tục trả bằng phiếu. Và cho tới đúng một tháng, hắn cuống lên. Vào lúc
đó mỗi bữa ăn của bọn tôi chỉ bằng một nửa giá. Sáu tuần sau đồng giá với
mười điếu thuốc. Mỗi ngay, bọn tôi tới nhà hàng với phiếu dùng bữa trên
tay. Edouard hỏi dò xem còn được bao nhiêu. Chúng tôi ậm ừ cho qua. Hắn
định yết bảng không nhận phiếu nữa. Hôm sau bọn tôi mời một luật sư cùng
đến áăn thịt bê. Tới lúc điểm tâm, ông thầy cãi giảng cho Edouard biết thế
nào là vi phạm những giao ước và trả phần ăn của ông ta bằng một lá phiếu
của tôi đưa.
Cảm hứng thơ phú của Edouard đi vào ảm đạm. Hắn đề nghị một thỏa
ước nhưng chúng tôi từ chối. Hắn làm một bài thơ kiểu giáo khoa với tựa đề
“Của phi nghĩa có giàu đâu” và gởi đến nhà báo. Người chủ bút cho chúng
tôi hay là bài thơ ám chỉ đến bọn đào huyệt, đúc bia, xây tháp trong đó có
nói đến một cái tên mà lời lẽ trong thơ gọi là Kroll Cá Xà. Chúng tôi lại
mời ông thầy cãi tới nhà hàng Walhall dùng món sườn heo. Nhân có sự hiện
diện của Edouard gần bàn, nhà cố vấn luật của bọn tôi định nghĩa về tội
công khai nhục mạ cũng những hậu quả pháp lý. Và ông ta lại trả phần ăn
bằng một tấm phiếu của chúng tôi.
Thế là, nhà thơ Edouard chỉ thích dệt những vần thơ sầu muộn bỗng sáng
tác toàn những dòng thơ nặng hận thù trong hy vọng nguồn phiếu ăn của
chúng tôi sớm cạn. Hắn đã lầm, bọn tôi còn đủ phiếu để tiếp tục ăn hơn sáu
tháng.
Willy đứng đây tiếp bọn tôi. Hắn mặc một bộ com-plet xanh đậm, loại
hàng đắt giá, trông hắn giống con cóc tía. Cà vạt của hắn có gắn một viên
trân châu và ngón trỏ tay phải đeo một cái nhẫn tổ bố. Năm năm trước hắn
là một hạ sĩ quan quân lương cũng một đơn vị với chúng tôi. Hắn và tôi
cũng một tuổi: hai mươi lăm.