giờ khoản tiền đó lại mất giá thêm một phần tư. Mùa Thu năm nay, đồng
Đức kim đã bị phá giá gấp mười lần hơn. Tất cả những người ăn xin đều
biết vậy nên sau khi nhận tiền họ chạy bến đi, bởi một phút là một de dọa.
Trong vòng một tiếng đồng hồ, giá của một dĩa xúp có thể lên tới vài triệu
Đúc. Đó là tùy theo chủ quán mua đồ sớm hay trễ.
Tôi tiếp tục đi. Từ trong bệnh viện một vài người đi ra cùng một người
đàn bà băng bột ở cánh tay phải.
Bệnh viện đứng sừng sững như một tòa thành chiếu sáng trong bóng tối.
Hầu hết các cửa sổ đều sáng choang, dường như phòng nào cũng đầy nghẹt
bệnh nhân. Giữa thời buổi lạm phát con người chết rất mau. Không ai biết
rõ hơn chúng tôi, những người chuyên bán mộ bia.
Ra đường lớn, tôi đi thẳng tới một hiệu tạp hóa thường mở cửa rất khuya.
Chúng tôi đã có thỏa ước riêng với bà chủ tiệm. Lúc chồng bà ta chết,
chúng tôi đã giao tới một mộ bia loại bình thường và giao ước với giá 6 Mỹ
kim đổi lấy hàng hóa. Đó là lối mậu dịch thông thường trong vùng của
chúng tôi, người ta có thể đổi những đồ bằng sành để lấy dồi chả, nữ trang;
để lấy khoai tây, bàn ghế; để lấy bánh mì, dương cầm; để lấy thịt đùi, lưỡi
dao cạo; để lấy rau cải...
Tháng vừa rồi, Georges suýt đổi được một tấm bia cẩm thạch để đổi lấy
một cái áo đuôi tôm gần như mới tinh. Tuy nhiên, cuối cùng Georges đành
từ khước vì quá tin dị đoan: đó là cái áo của một người đã chết. Người đàn
bà góa cho biết, cái áo đó được nhuộm lại rồi và như vậy là kể như còn mới.
Theo người thợ nhuộm thì hơi clor đã tống hơi hướm của người chết ra khỏi
các nếp áo và các đường may. Georges tiếc quá vì cái áo rất vừa với y.
Tôi nắm chốt cánh cửa. Đã bị khóa mất rồi. Chán nản, tôi nhìn qua những
món hàng bày trong tủ kính rồi lững thững trở về nhà.