- Phần tôi thì khác. Cũng do lỗi chiến tranh. Đi lính năm mười bảy, bây
giờ đã hai mươi lăm. Vậy mà tôi vẫn tưởng cứ còn mười bảy tuổi. Mười
bảy hay bảy mươi. Tuổi trẻ của tôi, quân đội đã lấy mất.
Riesenfield lại lườm tôi :
- Cậu hả? Cậu chỉ là một thằng ngốc. Nếu không có chiến tranh cậu chỉ
có thể là một thằng bé ranh mười hai tuổi.
- Cám ơn, ông quá khen. Mười hai tuổi, tuổi của thiên tài. Sau giai đoạn
dậy thì đó, con người chỉ là một biểu tượng tầm thường của đồng loại, tức
là loại hữu nhũ như bao nhiêu con vật khác.
Georges lại rót rượu vào ly. Tôi làm cách nào để lôi Riesenfield ra khỏi
những chuyện tầm phào đó. Tôi cố đánh một đòn tuyệt vọng :
- Nếu ông Riesenfield thích những luận lý cao xa, tôi có thể giới thiệu
ông tớii một hội đoàn toàn những nhà tư tưởng... đó là thi đoàn của thị xã
yêu quý chúng tỏi. Ở đó có nhà thơ Hans Hungermann ông ta chuyên
nghiên cứu thời gian dưới nhiều khía cạnh chẳng hạn như: cánh thời gian,
màu thời gian, thời kỳ hái nho, động cơ hai thì, làm cách nào để giết thì giờ,
chiều dài của thời gian, nhạc ba nhịp v.v... ông ta làm thơ sáu chữ cũng rất
tài. Nếu ông thích chúng tôi giới thiệu tới ngay.
- Ở đó có phụ nữ không?
- Không. Nữ sĩ thời này khó kiếm hơn vị ba chân.
Riesenfield phì cười :
- Như vậy thì giải trí cái nỗi gì?
Tôi đang tìm một lối thoát khác thì thình lình cửa sổ nhà Lisa mở toang
và sáng rực lên, một bóng đàn bà hiện lờ mờ ra sau những bức màn. Vợ anh